Tại hội thảo sáng hôm qua, mình có nhắc tới tác hại của việc gửi trẻ đi nhà trẻ sớm trước 2 tuổi, vì đây là giai đoạn trẻ chưa xác định mình là một cá thể độc lập. Do đó chưa cần nói nhà trẻ đó tốt hay xấu, chỉ bản thân việc bé bị tách khỏi mẹ trước 2 tuổi cũng đủ sinh hocmon stress cortisol ảnh hưởng đến sự phát triển tối ưu của trẻ.
Nên nếu có thể dủ đk kinh tế, k nhất thiết mẹ phải "đi làm việc" mới đủ 3 bữa cơm, thì hãy chọn "đi làm mẹ" thay vì "đi làm việc". "Đi làm việc" còn có nhiều lúc trong đời để làm, còn những năm đầu đời của con, k ai thay thế mẹ/ bố đc đâu, cũng k thể bù đắp những tổn thương của gđ phát triển đầu đời quan trọng này được đâu.
Đây là trích đoạn nói về "Gửi trẻ" từ sách Làm Bố Mẹ vì Một thê giới hoà bình.
Sách rất hay, tác giả là một ông bố thuận tự nhiên ở Úc, tiếc là chưa có thì giờ để dịch. Bố mẹ nào đọc đc tiếng Anh thì đọc trước và dịch giúp!
--- Có mẹ sữa đã dịch giúp ----
Chăm sóc trẻ - Phụ lục
Vì sao nhà trẻ lại thường không tốt bằng sự hỗ trợ chăm sóc của cả cha và mẹ? Khi chúng ta nhìn những điều dưới đây, những xác nhận hiển nhiên dựa trên học thuyết gắn bó sẽ dự đoán được phần nào. Nhà trẻ trở thành một vấn đề khi nó không tạo ra những cơ hội cho trẻ phát triển sự quyến luyến (gắn bó) có chọn lọc với những người lớn giàu tình yêu thương và đáng tin cậy.
Khi họ khảo sát các dữ liệu nghiên cứu, các chuyên gia về sự phát triển của trẻ cũng không có quá nhiều điều hay để nói về xu hướng hiện đại của chúng ta khi nhà trẻ hóa. 1 bản tổng hợp về 88 nghiên cứu được thực hiện nhiều nơi trên thế giới cho thấy, trong hơn 20.000 trẻ được gửi nhà trẻ từ khi còn ẵm ngửa (dưới 1 tuổi), khoảng 66% trẻ có nguy cơ gia tăng chứng gắn bó không an toàn (bấp bênh). Nhà tâm lý học người Úc Peter Cook kết luận rằng xu hướng nhà trẻ đang bỏ qua việc nhìn nhận các dấu hiệu rủi ro và nó đi ngược lại với rất nhiều ý kiến của các chuyên gia về điều gì là tốt nhất cho trẻ.
Vài nhà nghiên cứu đã cố gắng định lượng cấp độ (trình độ) nhà trẻ có thể gây ra nhân tố nguy hiểm. Nghiên cứu cho rằng, hơn 20h/ 1 tuần ở nhà trẻ có thể dẫn tới cảm giác thiếu an toàn với những bé nhỏ hơn 1 tuổi. Một nghiên cứu khác lại nhận thấy, các bé ở nhà trẻ lâu ngày sẽ có mức độ căng thẳng (hormone cortisol) cao hơn, đáng báo động. Điều này đã được phát hiện tại những bé được gửi nhà trẻ lâu ngày ngay cả khi trông bề ngoài, các bé không hề có bất cứ một dấu hiệu âu lo nào, khiến bố mẹ và những người chăm sóc có thể sẽ không ý thức được những buồn phiền mà trẻ đang phải chịu đựng.
Dường như, bé nào ở nhà trẻ càng nhiều, thì lại càng có khuynh hướng trở thành những em bé hung hăng (dễ gây sự). Những phát hiện được trích dẫn từ Jay Blesky – nguyên giáo sư khoa phát triển nhân học tại đại học Penn State khẳng định rằng, “sự quan tâm thiếu thốn của cha mẹ trong năm đầu tiên là một yếu tố nguy hiểm đối với các sự phát triển, ví dụ như cảm giác thiếu an toàn cho người mẹ, sự không bằng lòng, sự hung hăng, và có thể là thái độ xấu đi”.
Sự lạm dụng nhà trẻ là một xu hướng hiện đại mà tôi tin là hầu hết các bố mẹ đều muốn tránh. Một sự thật bi thương của cuộc sống hiện đại là số lượng ngày một tăng cao những phụ huynh sinh sống tại các quốc gia giàu có cảm thấy bản thân họ không có lựa chọn nào khác là phải tự tách rời con nhỏ để kiếm đủ tiền chi tiêu. Giá nhà cửa và các vật dụng cơ bản khác ngày một cao hơn, ngoại trừ việc chạm tới mức độ tăng trưởng của xã hội bởi một nền kinh tế thị trường bị giới hạn. Nếu làn sóng xa cách với trẻ nhỏ của các gia đình này không dừng lại và vết thương sớm quay trở lại thì kết quả của xã hội sẽ có thể rất thê thảm. Sự tách biệt trong gia đình có thể sẽ là mối đe dọa lớn nhất với lợi ích của sự tiến triển xã hội mà chúng ta đã kiến tạo trong 5 thập kỉ qua.
1 nghiên cứu cho hay các bé đi nhà trẻ có mức độ cortisol bình thường chỉ khi có các điều kiện tiên quyết sau: những người chăm sóc trẻ phải thực sự có tinh thần trách nhiệm cao với nhu cầu và cảm xúc của trẻ. Tôi dám chắc rằng, với sự thiếu vắng gia đình trong một thời gian dài hoặc thiếu hỗ trợ của một trong hai bố mẹ, việc trông cậy vào các nhà trẻ chuyên nghiệp có thể sẽ an toàn nếu có các điều kiện sau:
1. Trẻ cần cần được đào tạo trong sự gắn kết thật nhẫn nại và ấm áp của các cô trong nhà trẻ.
2. Người chăm sóc phải thật sự đồng cảm, ấm áp, có trách nhiệm và giàu lòng yêu thương. Họ cũng cần phải bền lòng. Những cán bộ nhân viên cũ cần thúc đẩy bé đối mặt với sự thiếu đi sự gắn kết quan trọng và sau đó phải đi qua quá trình kết nối với các nhân viên mới.
3. Nhà trẻ cần phải tạo ra cảm giác như một gia đình lớn.
4. Một đứa trẻ nên được giữ trong nhà trẻ càng ít thời gian càng tốt. Điều quan trọng là phải tôn trọng giới hạn của trẻ và hiểu rằng sẽ luôn có sự biến đổi đáng kể về tuổi tác khi mỗi một đứa trẻ sẵn sàng cho việc xa cách. Khi một đứa trẻ có thể nói tạm biệt với mẹ mà không khóc, và khi bé có thể vui vẻ hoàn toàn với các bạn khác, đó là lúc bé đã sẵn sàng. Sự lo lắng khi phải chia ly là một dấu hiệu cho thấy bé chưa sẵn sàng cho việc xa gia đình. Trẻ em nên là một nhà chuyên gia mà chúng ta phải thăm dò lâu dài để có được sự chăm sóc thích hợp nhất.
5. Sự tách biệt cần phải là một sự chuyển tiếp từ từ, dần dần, từng bước một để trẻ có thể thích nghi và phù hợp với tốc độ của trẻ. Nhiều nhà trẻ không cho phép các bố mẹ ở lại với trẻ cho đến khi bé cảm giác ở đó như nhà. Chính sách này là không có cơ sở và nó như một cú chấn thương lớn đối với trẻ.
6. Các bố mẹ nên ở lại cho đến khi trẻ đã thiết lập được một mối liên kết về sự tin tưởng với các bạn khác ở trung tâm. Nhiều trường học “mở” ở Thụy Điển và rất nhiều nhà trẻ dân chủ trên thế giới còn mời các vị phụ huynh tham dự lớp học cùng với các con mình. Bố mẹ sẽ tạo nên một đóng góp vô giá cho nhóm và các bạn nhỏ có thể phát triển mạnh (lớn nhanh, mau lớn) khi mà các con cảm thấy an toàn, được nuôi nấng và thân thuộc như nhà mình tại trường học .
7. Việc cho con đi nhà trẻ cần được hoãn lại ít nhất cho đến khi trẻ đã cai sữa được phần nào. Điều này đảm bảo cho việc nuôi con bằng sữa mẹ không bị gián đoạn.
8. Tỉ lệ chăm sóc trẻ trong giai đoạn ẵm ngửa nên thật nhỏ đủ để trẻ nhận được sự quan tâm đầy đủ, tận tình và định hình cá tính cùng với kết nối với ba mẹ.
9. Trẻ cần có cảm giác gắn bó vững chắc với ba mẹ trước khi mạo hiểm liên kết với bên ngoài. Nhà trẻ có thể sẽ trở nên khó khăn với những bé cảm thấy không an toàn trong chính ngôi nhà của mình.
10. Phụ huynh cũng nên trì hoãn việc gửi con đến nhà trẻ ít nhất là cho đến khi trẻ có thể làm chủ được ngôn ngữ của mình đủ để nói với bố mẹ chúng về những gì trẻ cảm nhận được về con người ở đó hoặc về chính nơi đó.
Kết luận:
Chỉ khi trẻ thực sự cảm thấy gắn kết với bố mẹ, cùng với kinh nghiệm nuôi dưỡng tốt thì khi đó não bộ của trẻ mới được trao cho điều kiện tốt nhất để phát triển. Đó là lúc các gia đình được kết hợp với đơn vị hỗ trợ và phải đảm bảo rằng trái tim của họ cần rộng mở và trao đi một tình yêu lớn nhất cho trẻ. Loại hỗ trợ này sẽ thúc đẩy phúc lợi cảm xúc của một gia đình mà không tạo ra gánh nặng cho bố mẹ hay áp lực cho trẻ khi phải có một sự phân ly từ sớm và dài lâu trong suốt thời thơ ấu của trẻ. Một vài sang kiến cho việc chăm sóc từ cộng đồng và trợ giúp gia đình sẽ được thảo luận ở chương sau. Chúng tôi cũng sẽ nói về cách thức để tiếp cận theo cách hiện đại nhất và cách mạng hóa giáo dục đối với trẻ để tạo nên sự phát triển xa hơn về mặt cảm xúc cho trẻ.
Nguồn : Phương Hồng Nhất Lê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét