Trang

16 thg 5, 2019

Cái danh Art Director — Cho ai, và để làm gì?

Hiếu xin đăng tải lại một bài viết hay trên fb của Bự, tới từ Cảm hứng thiết kế.
Link gốc : https://www.facebook.com/notes/c%E1%BA%A3m-h%E1%BB%A9ng-thi%E1%BA%BFt-k%E1%BA%BF/c%C3%A1i-danh-art-director-cho-ai-v%C3%A0-%C4%91%E1%BB%83-l%C3%A0m-g%C3%AC/2299201330127524/


Một bài viết hay rất đáng chia sẻ.

----------------


Art Director, hay Người Định Hướng Mỹ Thuật có lẽ là một keyword khá hot trong ngành sáng tạo Việt Nam thời gian gần đây vì các hứa hẹn hấp dẫn mà công việc này đem lại.

Tuy nhiên, do tính chất công việc khá rộng, nên khái niệm của nghề này, dù vô tình hay cố ý, bị hiểu sai và sử dụng vào các mục đích sida, như bị dùng làm mồi câu của một số doanh nghiệp hay cá nhân để dụ các bạn trẻ hiếu thắng “vào học việc của Art Director” với mức lương dưới mức quy định của luật lao động, hoặc thậm chí thử việc không công một thời gian dài với hứa hẹn "thử việc xong làm Art Director luôn", đáng buồn hơn, cái danh “Art Director” bị một số cá nhân sida trong ngành sáng tạo sử dụng như một lọ xi đánh bóng tên tuổi bằng cách tự phong cho mình cái danh Art Director để tỏ ra thượng đẳng hay tệ hơn là để lợi dụng các bạn mới đi làm...Và đó là lý do mà mình soạn bài này.


Mình là Bự, mình là 1 Art Director, Hướng Dẫn Viên về Art Direction và cũng là người sáng lập trang Cảm Hứng Thiết Kế này. Bự soạn bài này với hy vọng giúp bạn vẽ ra được một bức tranh tổng quát và rõ ràng hơn về công việc mà Bự và các Art Directors đang làm.

Tất nhiên, với một lĩnh vực rộng như Art Direction chắc chắn sẽ không thể gói gọn một cách hoàn hảo không tì vết trong một bài viết ngắn được, dù ít dù nhiều vẫn sẽ có sạn, và mình hy vọng được các cao nhân cũng như đồng nghiệp hỗ trợ nhặt sạn và bổ sung kiến thức để có 1 bài viết chất lượng hơn cho cộng đồng.


Trước khi nói về chuyện "là ai?", có lẽ mình sẽ nói về chuyện "làm gì?" trước để bạn dễ hình dung hơn.


Vậy làm Art Direction, hay làm Định Hướng Mỹ Thuật, là làm cái gì?Art Direction là KĨ NĂNG đưa ra các định hướng thẩm mỹ chính đáng, và có chủ đích trong thiết kế và mỹ thuật, trước tiên là cho bản thân, sau đó là cho người khác.




Và vì vậy, Art Director là người có trách nhiệm đưa các định hướng thẩm mỹ chính đáng, và có chủ đích, kết hợp với giám sát và thống nhất ngôn ngữ hình ảnh của từng dự án.

Việc đầu tiên và quan trọng nhất mà Bự & Team cần làm là phân tích brief của khác hàng xem mình đang làm cho ai (VD: trang mua bán online, đối tượng người dùng nhìn cái logo này là Class A, B, C...), và để làm gì (VD: cải thiện độ nhận diện, và tăng lòng tin nơi người dùng cuối), thảo luận với khách hàng là cái quyết định thành bại trong bước này và ảnh hưởng lâu dài đến các bước sau, chính vì vậy đây thường là bước chiếm nhiều thời gian của Bự & Team nhất trong mọi dự án.
Từ các thông tin nhận được, Bự & Team mới bắt đầu xây dựng concept phù hợp với nhu cầu trên brief (VD: yêu cầu từ brief là thể hiện 2 điểm mạnh mà brand tự hào nhất, dẫn đến thông điệp chính concept cần truyền tải được là “nhanh + tốt”). 

Tiếp theo là định hướng và giải thích cho bản thân cũng như cho team của Bự về các quyết định thiết kế trong logo (VD: trong thông điệp của brand là “nhanh + tốt” thì “TỐT” là vế chính mà khách hàng muốn tập trung vào, vì vậy chữ TỐT được viết all cap để thể hiện điểm mạnh đó của sản phẩm, kết hợp với dấu tick để khơi gợi sự tin tưởng nơi người dùng, vế nhanh là cái quan trọng thứ nhì nên sẽ thể hiện trên chữ “chợ” được viết thường, cách điệu để thể hiện tốc độ, vân vân mây mây...).
Cuối cùng, sau khi đã có tất cả thông tin và định hướng Bự & Team cần (thường đi kèm với xác nhận từ khách hàng), Bự & Team mới bắt tay vào thiết kế ra logo trên, sau đó các bước sau thì các bạn biết rồi, khỏi nói nha.

Một trong những thử thách chính của Art Director, cho dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng phải đối mặt là “phiên dịch” các thông điệp, cảm xúc, khái niệm và ý tưởng sang ngôn ngữ hình ảnh, một cách chính đáng và có chủ đích.


Chính đáng và có chủ đích nghĩa là sao? Nghĩa là mỗi quyết định của bạn phải có lý lẽ và dẫn chứng chứ cụ thể, chứ không phải là vì “bạn CẢM thấy vậy là đẹp”.


Lấy Logo sau làm ví dụ:




(ví dụ thôi nha, các thông đưa ra là giả định thôi 😉)


Một Art Direction chính đáng và có chủ đích là giải thích được tại sao logo bạn làm ra nó mang hình dạng như vầy, và nó giúp ích gì cho người bỏ tiền ra thuê bạn.

Giả sử, nếu Bự là Art Director chịu trách nhiệm thiết kế lại logo cho ChợTỐT, quy trình làm việc sẽ như sau: Tới đây có thể bạn đã nhận ra sự khác biệt trong quy trình làm việc giữa người thực hành kĩ năng Art Direction và người không có kĩ năng đó, cụ thể là vầy:



thêm cái hình chó con vào cho đỡ ngán đọc.


Người không có kĩ năng về Art Direction thường sẽ mắc phải một sai lầm cơ bản trong quy trình sáng tạo của họ, đó là cắm đầu làm theo cảm tính (làm dựa trên CẢM GIÁC như vầy sẽ đẹp) mà không xây dựng nền tảng cho sản phẩm của mình, công đoạn này thường được biết đến với tên gọi là "xây dựng concept". 

Và chính vì bắt đầu tạo ra một sản phẩm thiếu nền móng (concept) vững chắc, chủ nhân của các sản phẩm đó thường thiếu lý lẽ cũng như dẫn chứng để chứng minh sự hữu ích mà sản phẩm của mình đem lại, do đó mà gặp khó khăn trong việc giải thích và thuyết phục người khác mua sản phẩm của họ. 

Nguy hiểm hơn, chính vì sự nóng vội trên mà khá thường xuyên người làm bị ăn những quả rất thốn khi làm sai brief, cụ thể hơn, đó là quả đắng khi đi nóng vội tìm giải pháp cho một vấn đề không được xác định, hoặc bị xác định sai, và cái giá phải trả rất đắt đỏ, chính là thời gian, công sức, cũng như nhiệt huyết họ đã bỏ ra.


khuyến mãi thêm cái nữa.

Người thực hành kĩ năng Art Direction sẽ chủ động đặt câu hỏi cũng như phân tích các thông tin họ nhận được từ người giao việc , cũng như điểm mạnh / yếu, lợi / hại trong concept của họ TRƯỚC KHI họ bắt tay vào thực hiện nó. Quy trình này được đã được chứng minh là hiệu quả cao hơn do chất lượng đầu ra cao và tiết kiệm tối đa thời gian do không giảm thiểu rủi ro đập đi xây lại nhiều lần, và áp dụng rộng rãi trong hầu như tất cả các lĩnh vực trong ngành công nghiệp sáng tạo.
Đọc tới đây, có thể bạn sẽ nghĩ: “Ủa mình là Designer, nhưng mình cách mình làm cũng giống này nè, vậy mình cũng là Art Director hả?”
Câu trả lời là xém đúng! 🤣Xin bạn hãy nhớ, Art Direction là một KĨ NĂNG, Art Director đơn giản là người với chuyên môn làm kĩ năng đó mà thôi.

Nếu bạn là người chủ động thực hành Art Direction, cho dù bạn có biết nó gọi là gì hay không thì xin chúc mừng, bạn đang có tiềm năng làm 1 Designer, Artist giỏi, hay thậm chí là Art Director giỏi trong tương lai nếu bạn thực sự muốn (dạ đúng, 3 nghề này là 3 nghề khác nhau, và thật ra chả cái nào xịn sò cái nào cả), và sẽ rất tuyệt nếu bạn có một mentor tốt chỉ đường cho bạn.

Nhưng nếu đọc đến đây, bạn nhận ra mình chưa từng nghĩ tới hay chưa từng đưa ra các định hướng thẩm mỹ chính đáng, và có chủ đích. Thì khuyên chân thành là hãy bắt đầu đi, càng sớm càng tốt, vì nếu không, bạn sẽ bị bỏ lại sau lưng sớm hơn bạn nghĩ đó, ngành sáng tạo là một ngành công nghiệp di chuyển rất nhanh, và với một môi trường mà sáng tạo mới chớm nở như ở VN, tốc độ di chuyển đó sẽ càng chóng mặt hơn nữa.



chạy ngay, trước khi...thôi hình cuối rồi, thề!


Cho dù bạn là Graphic Designers, Illustrators, hay Visual Artists thì Art Direction vẫn luôn là một kĩ năng quan trọng mà bạn phải trau dồi nếu muốn đi xa.
Một câu hỏi tiếp theo mà Bự thường hay gặp đó là: 

Art Director có phải là sếp của Designer không?

Câu trả đúng lời là “Có”, nhưng nếu câu trả lời là “Không” thì sẽ đúng hơn nữa 😁.
Trong đa số các lĩnh vực, thì Art Director là một vị trí bán quản lý, có nghĩa là bạn vẫn sẽ làm việc chuyên môn nhưng đồng thời sẽ kết hợp với quản lý vài bạn Designer khác (có ngoại lệ ở một số ngành, chi tiết sẽ nói trong một bài khác). 

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là Art Director được quyền làm “ông nội” của Designer, Art Director càng không phải là một chức giám đốc chỉ vì nó có chữ “Director” ở trong đó

(bác xe ôm chỉ đường cho bạn cũng gọi là director được nha, ừ!

(bác xe ôm chỉ đường cho bạn cũng gọi là director được nha, ừ! 🤣).Xin hãy nhớ, Art Direction là một KĨ NĂNG, Art Director đơn giản là người có chuyên môn là kĩ năng Định Hướng Mỹ Thuật mà thôi.





Và khái niệm quản lý chúng ta đang nói đến ở đây là dẫn dắt, không phải chỉ tay năm ngón, nhé!
Một Art Director khôn ngoan sẽ hướng dẫn Art Direction cho các Designers của họ. Tại sao họ làm vậy? 

Đơn giản là để ai cũng có thể làm tốt và làm đúng việc của mình, hơn ai hết, Art Director phải nhận thức được rằng càng ít “dẫm chân” của Designer bao nhiêu thì công việc càng thuận lợi và hiệu quả bấy nhiêu. Thêm vào đó, qua quá trình hướng dẫn, Art Director sẽ có một team mạnh hơn nhờ tần suất giao tiếp trong team cao hơn, từ đó hiểu ý nhau hơn.

“Làm dùm” là sai lầm cơ bản nhất trong quản lý nói chung và trong công việc của Art Director nói riêng, vì nó vừa làm bạn mất thời gian, vừa làm bạn mất mặt do quản lý kém dẫn tới banh job, vừa làm các thành viên trong team mất lòng sau đó do không đủ hiểu và tin tưởng nhau, nếu để chuyện đó tiếp diễn quá lâu, thì tới một lúc cả team sẽ bỏ hết, chỉ còn lại mình bạn ngồi hốt đống shit do bạn tạo ra mà thôi.

Điều tiếp theo mà bạn nên biết:
Chức vụ Art Director có ý nghĩa khác nhau ở các môi trường khác nhau.

Quy mô công ty có ảnh hưởng chức danh và khối lượng công việc của Art Director, Bự tạm chia làm 3 dạng thế này:
(Phần này thì là một số quan sát cá nhân của Bự, chỉ có giá trị tham khảo, các bạn tự lựa cơm gắp mắm dùm Bự nha.)

+ Các công ty global thì quy trình tương đối quy củ và title rõ ràng, công việc chuyên môn hóa cao nên đông người để cùng học và làm, đồng nghĩa với đây hiện tại là chỗ mà Art Director có cơ hội làm đúng việc của mình nhất với khối lượng công việc hằng ngày khủng khiếp nhất, nhưng bù lại sẽ học được nhiều tương ứng.

+ Các Công ty local quy mô vừa và nhỏ thì vị trí Art Director thường có các tên gọi khác như là Creative Lead, Design Manager, Design Head… Do Nhân lực không dồi dào nên ngoài công việc của Art Director bạn thường sẽ kiêm thêm việc làm Designer chính, quy trình tốt hay không tùy thuộc vào kiến thức của team nòng cốt. Đây là dạng công việc phổ biến nhất và có lẽ, có lẽ thôi, do sự phổ biến này nên mới có sự mông lung khi định nghĩa về vị trí Art Director, cũng như nhập nhằng khi so sánh Graphic Designer với Art Director ở Việt Nam. 

+ Loại cuối cùng là các công ty nhỏ lẻ ma giáo, ở đây sướng cái bạn thích title gì cho title đó (còn sau khi làm xong qua công ty khác người ta có công nhận không thì chưa biết), dạng này không có quy trình rõ ràng, lãnh đạo cũng chả có chuyên môn gì, chém gió với bán sách là chính, vô kêu gì làm nấy, làm tới đâu tính tới đó, nói thật là gặp loại công ty này thì khó có tương lai tươi sáng cho bạn, trừ khi bạn là chủ công ty đó.



"Nó nói mày đó!"


Đến đây thì Bự đoán câu hỏi tiếp theo của bạn sẽ là:

Vậy Sự khác biệt giữa một Designer biết định hướng mỹ thuật và một Art Director là gì? 

Bự biết 2 điểm này thôi, ai biết thêm thì bổ sung thêm dùm nha 😁:

Chuyên môn:
Như đã nói ở trên, Art Director là người có chuyên môn về Art Direction, again, nghĩa là đưa ra các định hướng thẩm mỹ chính đáng, và có chủ đích, khi làm đúng việc, họ chỉ tập trung vào làm chuyện đưa định hướng thôi, và để làm tốt việc của mình, Art Director cần có kiến thức và kinh nghiệm sống phong phú để các định hướng của họ không đi vào lối mòn hay khuôn mẫu nhàm chán. 

Tuy nhiên, do thời buổi kinh tế thị trường, ai cũng tiền ít mà muốn hít đồ thơm hết nên cạnh tranh ngày càng cao, Art Director không có khả năng design hay minh họa cũng dần dần ít hơn. 

Kĩ năng quản lý và đối nội / đối ngoại:
Ngoài chuyên môn ra thì kĩ năng quản lý là điểm lớn thứ hai tách biệt Art Director với Designer, vì Art Director chịu trách nhiệm cho việc dung hòa mọi thứ “đẹp/ xấu, đúng/ sai” khác nhau trong dự án, và nó khá thường xuyên không chỉ nằm trong khả năng và quyền hạn của team thiết kế ở nhà, mà còn từ các bên sản xuất thứ ba (như các nhà sản xuất phim, studio chụp ảnh, nhà in, nhà xuất bản...) nữa. Và vì vậy kĩ năng đối ngoại, và quản lý để đảm bảo các bên thứ ba có thể deliver đúng deadline và chất lượng đã cam kết cũng là môt trong những trách nhiệm của Art Director
Tóm lại, Art Director không nhất thiết phải là người giỏi chuyên sâu tất cả các chuyên môn nhất, nhưng họ sẽ cần là người có hiểu biết cơ bản, đồng thời có khả năng định hướng và làm việc với người giỏi hơn mình trong từng chuyên môn riêng biệt đó.
Hai đặc điểm trên là lý do mà đôi khi bạn sẽ thấy có nơi tuyển Art Director yêu cầu ngoài kinh nghiệm ra, còn đòi hỏi trên XX tuổi, vì ngoài kĩ năng ra chuyên môn ra thì kinh nghiệm trong công việc cũng như trong cuộc sống rất quan trọng với 01 Art Director.

CLGT? (Cần làm gì thêm nếu muốn chuyển giao sang vị trí Art Director?)

1. Đầu tiên và quan trọng nhất: HỌC! 

Để có thể làm tốt công việc của Art Director thì chuyên môn về Art Direction bắt buộc bạn phải học sâu rồi, nhưng bên cạnh đó thì học và tìm hiểu thêm càng nhiều lĩnh vực trong và ngoài ngành càng tốt. Kinh nghiệm sống phong phú là tài sản lớn nhất của một Art Director.
Lười làm thì bạn vẫn có giá trị nếu biết biến cái lười đó thành giải pháp thông minh và được việc, nhưng Art Director mà lười học thì đa số bỏ nghề hết rồi.

Hai quyển sách có thể giúp bạn bắt đầu nếu bạn thích tự học:





- The Design of Everyday Things của Donald Norman nói về cách sử dụng thiết kế tạo ra công năng để làm cuộc sống của con người dễ thở hơn. Quyển này sẽ cho bạn khá nhiều kiến thức và insight về con người. Dù bạn làm vị trí gì trong ngành sáng tạo thì cũng nên đọc.

- Basics advertising, quyển số 02: Art Direction của Nik Mahon mặc dù đi sâu vào quy trình sáng tạo của một Art Director trong công ty quảng cáo, nhưng cách tiếp cận, kĩ thuật xây dựng concept, phương thức làm việc nói đến trong sách sẽ cho bạn một nền tảng tốt để hiểu và có hướng để đi sâu hơn dù bạn làm ở môi trường công việc nào.

Ngoài ra, nếu bạn có tư duy phát triển dài hạn và cần một lộ trình rõ ràng thì có thể học với Bự cũng ổn 😗.

2. Hỏi, hỏi càng nhiều càng tốt!Bạn sẽ không bao giờ có tất cả câu trả lời, nhưng có thể tìm ra mọi câu hỏi, và rất nhiều khi trong câu hỏi sẽ có luôn câu trả lời đó. Bởi vậy đừng ngại và đừng sợ phiền, hãy hỏi nhiều lên, đặc biệt là trong công việc. 

Thà có dư thông tin để đi đúng hướng vẫn hơn thiếu thông tin rồi làm sai brief xong ngồi hốt shit đúng không nè?

3. Nói lên suy nghĩ của mình nhiều hơn.

Có gì để mất nếu bạn làm chuyện này? Sợ bị chửi ngu? Không ai nói bạn ngu nếu đó là lần đầu bạn hỏi cả (nếu có thì chửi chết cmn đi, bọn toxic! 🤣). Nhưng 99% thời gian là bạn chả mất gì cả, khi bạn nói có lý mọi người sẽ nghe, bất kể tuổi tác địa vị của bạn, đặc biệt là trong công việc. Mà giả sử nếu bạn có sai cũng chả sao, khi nghe người khác giải thích bạn lại học thêm được một điều mới, và nhờ sự đan xen giữa cái sai và đúng đó mà cuộc thảo luận sẽ đi xa hơn với nhiều thông tin cho mọi người hơn, kiểu nào cũng win-win cả làng, hợp lý không? 😁

Điều quan trọng nhất khi luyện tập món này là giữ một cái đầu mở và cất cmn cái tôi của bạn ở nhà khi đi làm, và bạn sẽ ổn thôi!

4. Tập thói quen mỗi ngày bắt chuyện với ít nhất một người lạ.

Một cái đầu mở cùng sự chủ động khi giao tiếp là 2 kĩ năng quan trọng nhất đối với một Art Director, vì càng giao tiếp nhiều tư duy và khả năng diễn đạt của của bạn càng rõ ràng và gãy gọn, và khi đó việc chuyển hoá ý tưởng thành thông điệp và hình ảnh của bạn sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.

Nếu bạn là người hướng nội nhưng vẫn muốn làm Art Director thì vẫn được luôn, cứ coi như giao tiếp là một kĩ năng có thể luyện tập và sử dụng nó như một loại kĩ năng đi (giống như Bự nè 🤣).
Tạm thời vậy trước đã, làm được 3 cái này đi, rồi inbox Bự chỉ tiếp cho hen.

Bự hy vọng bài viết này có thể giúp bạn vẽ ra được một bức tranh tổng quát và rõ ràng hơn về Art Direction cũng như công việc Art Director này. 

Bài viết này cũng đánh dấu chương tiếp theo của Cảm Hứng Thiết Kế, với một cái tên mới và một diện mạo mới (sẽ sớm công bố), với nhiều cảm hứng sáng tạo hơn cũng như sẽ ra mắt bài viết chuyên sâu hơn (tùy độ rảnh). Hy vọng các bạn sẽ thích nó và hy vọng cùng các bạn tạo ra một cộng đồng sáng tạo ít sida hơn! 

Hẹn gặp lại ở các bài sau!
CLGT! (cả lớp giải tán!)