Trang

3 thg 11, 2011

Câu chuyện về logo VIETTEL và slogan ” hãy nói theo cách của bạn “


Có rất nhiều câu chuyện thú vị về các nhà tài trợ năm 2011. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé. Xin giới thiệu câu chuyện đầu tiên về Viettel

Trước năm 2003 , trước khi bắt tay vào việc xây dựng thương hiệu cho công ty Viễn thông quân đội, kiến thức về thương hiệu của những lãnh đạo công ty này gần như bằng con số 0 tròn trĩnh. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel cười và nói về chuyện xây dựng thương hiệu của Viettel : “ Lúc đó được giao nhiệm vụ xây dựng thương hiệu, tôi cũng không biết gì nhiều về vấn đề này, chỉ hiểu láng máng là đi làm logo cho công ty”. Tuy nhiên, ông Hùng và các đồng nghiệp của mình tại Viettel đều chung một ý nghĩ “ phải thuê một công ty nước ngoài có nhiều kinh nghiệm để tư vấn”.


Cuối cùng thì JW Thomson (JWT) - Công ty quảng cáo lớn nhất thế giới có mặt tại ViệtNam - đã được chọn. Đối với đại đa số các công ty Việtnam, việc thuê một công ty quảng cáo nươc ngoài làm thương hiệu là một việc làm quá “xa xỉ” thì việc thuê JWT có thể coi là một hành động “ chơi trội “. Trị giá hợp đồng của Viettel và JWT lúc đó có giá trị 45000 USD và được thực hiện trong vòng 2 tháng ( thực tế mất tới 8 tháng ), được coi là một hợp đồng lịch sử làm marketing của công ty này. Thế nhưng có lẽ là một trong những hợp đồng về thương hiệu hời nhất mà Viettel có được.
Khi bắt đầu làm thương hiệu, Giám đốc sáng tạo của JWT- Steve Bonnell nói với ông Hùng “ Xây dựng thương hiệu là đi tìm một triết lý sống cho công ty của các ông, đừng dễ tính với chúng tôi và chúng tôi cũng không mong điều đó”. Steve cũng không ngờ rằng sau này những người của Viettel làm việc với mình lại thực hiện một cách nghiêm túc đến mức kinh khủng câu nói của mình. Câu nói của Steve đã góp phần làm cho hợp đồng với Viettel trở thành một bi “hớ” nặng của JWT.
Đi ngược lại truyền thống
Một trong những yêu cầu cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu của Viettel là đưa ra điểm khác biệt giữa Viettel và các công ty viễn thông khác.Ông Hùng và các đồng nghiệp của mình đã bắt đầu bằng việc “ chống lại lịch sử”. Trong nhiều năm, ngành viễn thông là một ngành độc quyền với sự thống trị hoàn toàn của tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông ( VNPT ). Những khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông như điện thoại cố định, điện thoại di đông, internet… bị gọi là thuê bao và bị coi như những con số chứ không như những con người. Điều này dường như ít người chú ý tới bởi họ chỉ có một nhà cung cấp, không có cơ hôi để lựa chọn , cũng không có quyền phàn nàn. Nhưng chưa hết , do sự thống trị của một mình VNPT, cách quản lý khách hàng cũng rất khác, họ coi khách hàng là một đám đông và phục vụ theo kiểu phục vụ đám đông.
Khi đưa ra ý tưởng về tầm nhìn của thương hiệu, ông Hùng nói với phía JWT “ tôi muốn các khách hàng của Viettel được tôn trọng hơn. Họ là những cá thể riêng biệt với những đặc điểm riêng, nhu cầu riêng của họ. Họ phải được phục vụ riêng chứ không phải kiểu phục vu đám đông. Họ là những khách hàng chứ không phải là những con số”. Về mặt ý tưởng , Viettel thực sự đã tạo nên môt cú “đi ngược truyền thống” và đưa ra những vấn đề nhạy cảm mà mọi người chưa để tâm tới.
“ Caring Innovator”
Khi cùng các chuyên gia thương hiệu của JWT làm việc, phía Viettel đã đưa ra một yêu cầu cho việc xây dựng tầm nhìn của thương hiệu (brand vision); sự kết hợp của văn hoá phương Đông và phương Tây. Ông Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét “ khi bắt tay vào làm thương hiệu cho Viettel thì văn hoá của công ty chưa được định hình . Vì thế chúng tôi có khát vọng đưa văn hoá của công ty vào tầm nhìn cảu thương hiêu, trong đó chúng tôii muốn kết hợp văn hoá Đông Tây vào đó”.
Theo Ông Hùng, người phương Đông thì thừơng ra quyết đinh dựa trên 3 yếu tố. Thứ nhất là dựa vào cảm nhận trực quan để ra quyết định , kiêu như việc thấy “ thằng này chơi được “ thì ký hợp đồng . THứ hai là nặng về tư duy tình cảm. Thứ ba là chú ý về cơ chế cân bằng. Thế nhưng , mặt yếu của nó là thiếu tư duy phân tích, logic, tính hệ thống và sự sáng tạo mà đây là những điểm nổi bật của người Phương Tây. “Sự kết hợp của văn hoá Đông -Tây sẽ là một sự bổ sung hoàn hảo cho văn hoá của Viettel” Ông Hùng nhận xét.
Dựa trên yêu cầu này, ban đầu JWT đưa ra tầm nhình “ Technology with a heart “ khẩu hiệu này đáp ứng khá tốt yêu cầu về kết hợp văn hoá Đông Tây mà Viettel đặt ra. Thế nhưng khi JWT đưa ra một lựa chọn khác là “ Caring Innovator” thì ban lãnh đạo của Viettel lại đổi ý. Theo giải thích của Viettel về tầm nhìn nhãn hiệu “ Caring Innovator” biểu hiện hai nét văn hoá: PHương Đông với “Caring” thể hiện sự quan tâm , chăm sóc, hướng nội; phương Tây với “ Innovator” thể hiện sự sáng tạo, hiện dại, tính đột phá và mang hơi thở của khoa học kỹ thuật.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng giải thích về sự lựa chọn này “ Chúng tôi thấy từ Caring có nhiều cảm xúc hơn từ Heart; còn Innovator thì mạnh hơn từ Technology” . Trên thực tế, theo đánh giá của các chuyên gia về thương hiệu , việc lựa chọn giữa 2 khẩu hiệu này chỉ là theo cảm tính của người Phương Đông chú không thể phân tích một cách chinh xác cái nào mạnh hơn.
Bế tắc của Slogan “Đông Tây Kết Hợp”
Tuy nhiên , không giống như sự đồng nhất cao về tầm nhìn thương hiệu, vịêc đưa ra một slogan cho Viettel lại găp phải rắc rối lớn khi cả Viettel và JWT không thể tìm ra một câu slogan thoả mãn cả việc cá nhân hoá nhu cầu của khách hàng và kết hợp được cả triêt lý cảu văn hoá Đông Tây. Nhiều slogan cảu JWT đưa ra như “ Far become Near “ hay “ Closer and Closer”… đều không được chấp nhận vì bị chê là “ quá tình cảm, quá thiên về văn hoá phương Đông”. Thậm chí phía Viettel còn tổ chức riêng 1 cuộc thi trong nội bộ cán bộ công nhân viên của Viettel với giài thưởng 100 triệu đồng cho ai đưa ra 1 slogan phù hợp. Thế nhưng hàng ngàn ý tưởng được đưa ra mà không có một ý tưởng nào được chấp nhận.Việc đưa ra 1 slogan gặp bế tắc và phía JWT gần như muốn bỏ cuộc bởi hợp đồng của JWT với Viettel chỉ kéo dài 2 tháng nhưng thời gian thực hiện đã kéo dài hơn 4 tháng. Steve Bonnel, giám đốc sáng tạo của JWT nói với ông Nguyễn Mạnh Hùng: “Chúng tôi đã bị lỗ với hợp đồng này vì các ông quá kỹ tính trong việc xây dựng thương hiệu.
“Say it your way”
Vào thời điểm khó khăn nhất, Steve và các đồng nghiệp tại JWT đưa ra một số slogan cho Viettel trong đó có slogan “Say it your way” như một sự lựa chọn cuối cùng. Steve và các đồng nghiệp không dám chắc chắn về việc “Say it your way” sẽ được chọn bởi nó quá “Tây” mà điều này khó có thể được chấp nhận 1 cách dễ dàng với 1 công ty quân đội như Viettel. Thế nhưng không giống như những gì các chuyên gia nhãn hiệu của JWT đã tưởng tượng, “Say it your way” được Viettel đón nhận 1 cách khá nồng nhiệt.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói: “Đó là 1 slogan để đời của chúng tôi, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu hướng tới những nhu cấu riêng biệt của từng khách hàng mà còn thể hiện sự quan tâm lắng nghe của Viettel đối với nhu cầu đó. Mặt khác, đối với chính nội bộ của Viettel, slogan này cũng thể hiện sự quan tâm, lắng nghe đến các nhu cầu, ý kiến, ý tưởng sáng tạo của từng cá nhân và cho phép họ được thể hiện theo cách riêng của mình. Tuy nhiên đúng là slogan này có xu hướng thể hiện văn hóa phương Tây nhiều hơn.”

“Dấu ngoặc kép”
Vượt qua được chướng ngại vật về slogan, Viettel và JWT lại gặp rắc rối khác khi thiết kế logo. 2 bên mất gần 2 tháng mà không thể tìm ra 1 ý tưởng thích hợp cho việc thiết kế logo. Phía JWT đưa ra 1 số ý tưởng rất Việt Nam và rất quân đội cho việc thiết kế như ý tưởng thiết kế logo hình chữ V hay hình ngôi sao… nhưng đều không được phía Viettel chấp nhận vì nó không sáng tạo cho lắm và không thể hiện được tính đột phá như lời nhận xét của ông Hùng. Vào thời điểm này phía JWT thật sự nổi giận vì sự khó tính của “gã nhà quê” Viettel. Steve cho biết, “Chúng tôi đã lỗ nặng nhưng vẫn phải tiếp tục theo đuuổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Họ đã làm quá đúng lời khuyên của chúng tôi ”không nên dễ tính.”
Khỏang gần 2 tháng, việc thiết kế logo cho Viettel bị hoãn lại cho đến 1 ngày Steve Bonnel chợt nghĩ ra ý tưởng về dấu ngoặc kép và gọi ngay cho ông Hùng. Không cần giải thích, ông Hùng cảm nhận ngay ý nghĩa của ý tưởng này. Ông Hùng nói, “Tôi nghĩ ngay đến sự trân trọng. Nếu bạn tôn trọng câu nói của ai đó, bạn sẽ trích dẫn trong dấu ngoặc kép. Điều này cũng rất thích hợp với slogan “Say it your way” được đưa ra trước đó. Viettel quan tâm và trân trọng từng nhu cầu cá nhân của các khách hàng cũng như nhân viên mình.”
Với ý tưởng của dấu ngoặc kép logo của Viettel được thiết kế với hình elipse biểu tượng cho sự chuyển động liên tục, sáng tạo không ngừng (Văn hóa phương Tây) và cũng biểu tượng cho âm dương hòa quyện vào nhau (Văn hóa phương Đông). 3 màu trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: màu xanh (thiên), màu vàng (địa), và màu trắng (nhân). Theo đúng bát quái thì thiên ứng với màu đỏ nhưng đuợc đổi thành màu xanh để tông màu phù hợp với bố cục và biểu trưng của quân đội.
“Gã nhà quê lột xác”
Kể từ khi hoàn thành việc xây dựng tầm nhìn thương hiệu, slogan và logo, Viettel dường như bắt đầu 1 cuộc sống mới. Trong số các công ty viễn thông mới hoạt động, Viettel là công ty duy nhất đi vào tâm trí khách hàng với 1 ý tưởng rất khác biệt vế cá thể hóa việc phục vụ các dịch vụ viễn thông và về sự lắng nghe nhu cầu của từng khách hàng tại Việt Nam. Theo nhận định của các chuyên gia về nhãn hiệu, Viettel có tầm nhìn về nhãn hiệu và 1 slogan tốt hơn so với các công ty viễn thông khác tại Việt Nam. Thế nhưng thế mới chỉ là bước khởi đầu của việc xây dựng 1 nhãn hiệu, thách thức lớn hơn là Viettel phải có những kinh nghiệm nhãn hiệu – brand experience thành công. Đây mới là điều khó khăn nhất và nó sẽ kéo dài trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh của Viettel. “Gã nhà quê” Viettel có thực sự lột xác trong cuộc chiến tranh nhãn hiệu trong tương lai hay không. Khách hàng mới là câu trả lời chính xác nhất.

31 thg 10, 2011

Xây dựng kế hoạch kinh doanh – Phần 1



Kế hoạch kinh doanh nôm na giống như bản hiến pháp của một nước, nó quy định khái quát nhưng rõ ràng, cụ thể hướng đi của doanh nghiệp. Mọi cái kế hoạch sau này đều sẽ dựa trên cái kim chỉ nan này mà phát triển ra. Vì là cơ bản nên tui chia KHKD ra làm 2 loại, lại đầu là dành cho những bạn có ý tưởng về một sản phẩm hay ho nào đó, nhưng không đủ tiền để làm, cần có nhà đầu tư, kế hoạch này đòi hỏi phải chứng minh thêm cái phần về năng lực của đội ngũ quản trị, chia sẻ lợi nhuận và những phương án rút vốn đầu tư… Loại 2 là loại dành cho những người muốn tự mình làm, không cần xin xỏ ai, có bao nhiêu xài bấy nhiêu. KHKD loại này có thể rút tỉa bớt những phần bên trên, tất nhiên nếu có điều kiện thì nên làm đầy đủ, đừng tỉa. Trong bài này tui nói trước về loại kế hoạch đã tỉa bớt, nếu thấy mọi người hứng thú muốn viết cho đủ luôn thì tui sẽ viết tiếp những phần sau.

Khung sườn

  1. Giới thiệu tổng quát.
  2. Phân tích thị trường.
  3. Sản phẩm/dịch vụ cung cấp.
  4. Định vị khách hàng.
  5. Phân tích đối thủ.
  6. Chiến lược Sales/Marketing.
  7. Chiến lược giá.
  8. Nguồn nhân lực.
  9. Kế hoạch tài chính.
  10. Phân tích rủi ro.
  11. Kế hoạch triển khai.

Khi quyết định thành lập công ty nghĩa là ta quyết định tự làm chủ, tự kinh doanh, tự định đoạt đời mình… Đó là câu trả lời thường nhận được của đại đa số các “giám đốc” vừa thành lập công ty, nhưng sâu xa hơn mỗi người đều có mục đích riêng của mình. Sau khi vắt óc, tui chủ quan chia ra thành những nhóm sau:
  1. Nhóm thành lập công ty theo kiểu điếc không sợ súng, quá nhiều nhiệt huyết, quá nhiều mơ ước sẽ trở thành một Steve Jobs hay Bill Gates (nhưng lại thiếu kinh nghiệm).
  2. Nhóm thích có danh thiếp ghi là Giám Đốc nhưng nộp đơn vô vị trí này mãi không ai thuê nên quyết định thành lập công ty riêng để tự làm Giám Đốc.
  3. Nhóm thành lập công ty vì đã có sẵn đầu ra, có khách hàng, có dự án, họ mở công ty vì cần một tư cách pháp nhân của công ty để tiện làm việc.
  4. Nhóm thành lập công ty với hy vọng sẽ trở nên giàu có (nhóm này khác nhóm 3 là chưa biết sẽ làm gì để giàu, chỉ đơn giản nghĩ là làm giám đốc thì sẽ giàu).
  5. Nhóm đam mê kinh doanh, thích công việc kinh doanh, điều hành quản lý và có năng lực thực sự những việc đó.
  6. Nhóm nhìn ra được một cơ hội kinh doanh nào đó, có niềm tin là nó có thể kinh doanh và mang lại lợi nhuận và toàn tâm toàn ý muốn biến ý tưởng đó thành hiện thực.
Trong những nhóm trên, ta hãy cùng lướt qua nhóm nào nên thành lập công ty để ra làm riêng.
Nhóm 1: Nhiều người thường khuyên nhóm này không nên thành lập công ty, nhưng theo tui, nếu họ quá nhiều nhiệt huyết, quá nhiều đam mê thì tui nghĩ cũng nên lập công ty cho biết, 90% chúng ta sẽ gặt hái được một cái rất giá trị đó là… thất bại. Đừng nghĩ tôi châm biếm, vì thất bại xét theo một nghĩa nào đó rất có ích cho sức khỏe, nó giúp chúng ta về sau bớt điếc và bắt đầu biết sợ súng. 10% còn lại là bi kịch, đó là lỡ xui mà nhóm này thành công ngay từ những dự án đầu thì sẽ rất bi kịch, họ sẽ bắt đầu thăng hoa lên tầm mức hoang tưởng, nghĩ mình đang trên đường thành thiên tài bất khả chiến bại và từ đó sẽ dẫn họ đến những vấn đề trầm trọng hơn. Lúc này bệnh sẽ khó chữa hơn bình thường.
Nhóm 2: Nhóm này là nhóm không nên thành lập công ty nhất. Tuy nhiên, nếu quá thích cái danh thiếp và có dư chút đỉnh tiền (để thủ tục thành lập công ty, khoảng 5 triệu hoặc trên dưới đôi chút) + có một khoảng thu ổn định nào đó (để trả cho kế toán báo cáo thuế hàng tháng – đừng lo, báo cáo này thường không phức tạp vì tình hình kinh doanh đa phần là tất cả bằng không, không chi không thu). Và sau đó thật tuyệt vời!!! Bạn đã là Giám Đốc! Xin chúc mừng!
Nhóm 3 nên mở công ty, Bill Gates cũng thành lập Microsoft theo kiểu này (nhưng nhớ là Bill Gates không phải người thường). Nhóm này, khi mở công ty họ sẽ kinh doanh có lãi thời gian đầu, thậm chí có thể giàu… Nhưng trừ khi họ thật sự yêu công việc đó, giữ vững được đam mê, giữ vững được chất lượng dịch vụ/sản phẩm để có thể tiếp tục dự án hoặc công việc đang làm. Còn đa phần sau khi xong/hết dự án, công ty cũng sẽ đến giai đoạn khó khăn là không biết làm gì tiếp theo hoặc giải thể. Tóm lại là nhóm này có khả năng thu được lợi nhuận cao, nhưng để biến nó thành thành công lớn và mang tính lâu dài thì ta cần phải thêm nhiều yếu tố nữa.
Nhóm 4 – thích giàu :X Nhóm này nên mua vé số, đánh đề, cờ cá ngựa, cờ tướng, cờ vua gì đó… hoặc lấy chồng giàu (nếu là nữ và có nhan sắc) hoặc làm gì đó cũng được nhưng đừng mở công ty. Vì đa phần trường hợp cả một thời gian dài ban đầu bạn sẽ sống vô cùng khó khăn, tất cả vốn liến, nhà cửa, xe cộ… đều dồn vào công ty. Tiền lương nhân viên, chi phí hoạt động, văn phòng và hàng tỉ chi phí khác, tháng nào kết toán huề vốn hoặc dư ra được chút đỉnh là mừng hết lớn, và cái khoản dư ra chút đỉnh này thường chẳng thấm vào đâu nếu chúng ta đi làm thuê.
Nhóm 5 nghe có vẻ rất thích hợp để mở công ty riêng, nhưng cũng không nên. Vì nhóm này chỉ thích kinh doanh và kinh doanh giỏi. Nhóm này nên tiếp tục đi làm thuê vì đi làm thuê vẫn được thỏa mãn máu kinh doanh, quản lý của mình, được ở trong những môi trường chuyên nghiệp (giúp cho khả năng của mình ngày càng tốt hơn), được làm những dự án lớn, được tiếp xúc với những khách hàng tầm cỡ, được thu nhập ổn định… Nói chung là đi làm thuê thì nhóm này có tất cả những gì mà họ cần, thế hà cớ gì phải sân si? Đó là lý do tui vẫn đi làm thuê (tui giống nhóm này ở chỗ đang đi làm quản lý thuê, còn giỏi hay không thì phải đợi TGĐ của tui đánh giá).
Nhóm 6 nghe có vẻ như là nhóm thích hợp nhất để mở công ty. Nhóm này có tầm nhìn, có sự nhạy bén, có chuyên môn, có một ước mơ cháy bỏng về kinh doanh và khẳng định mình. Nhưng nhóm này vẫn chỉ mới có điều kiện cần chứ chưa có điều kiện đủ. Nhóm này nếu nhìn ra được mọi thứ nhưng không có khả năng biến những cái tầm nhìn ấy thành hiện thực (tố chất của nhóm 5) thì ngoại trừ trường hợp bỏ tiền về thuê nhóm (5) làm việc cho mình, còn không thì cũng rất khó thành công.
Đọc đến đây bạn sẽ hỏi: Này, cái nào cũng không, vậy khi nào thì mới đủ điều kiện để thành lập công ty?
Câu trả lời là khi có đủ tất cả những yếu tố trên (trừ cái số 2, cái đó không quan trọng).
Nghe có vẻ ba phải nhưng thật ra điều đó chính xác. Khi bạn thấy được một hướng kinh doanh mà bạn tin là sẽ hiệu quả (6), bạn có năng lực về quản lý, đam mê kinh doanh (5) bạn có một đầu ra căn bản ban đầu (3), bạn có ước mơ làm giàu chính đáng, tạo công ăn việc làm cho mình và những xung quanh (4), bạn có thật nhiều đam mê (với kinh doanh và với lĩnh vực mà mình kinh doanh) và bạn cũng có một chút máu liều (1). Khi tất cả những câu trả lời cho các câu hỏi trên đều là  thì đó là thời điểm chúng ta sẵn sàng cho việc bắt đầu một doanh nghiệp riêng của mình.
Và hãy luôn luôn chuẩn bị tinh thần rằng đây không phải là con đường nhàn hạ, bạn sẽ cày mười mấy tiếng mỗi ngày, lảo đảo bước ra khỏi công ty bạn sẽ đi ăn vất vưởng đâu đó, trong lúc ăn bạn vẫn tiếp tục suy nghĩ về những việc còn dang dở, về nhà bạn tiếp tục làm việc và bạn đi ngủ với giấc ngủ chập chờn với những vấn đề về chi phí, khách hàng, dự án… Tất cả những điều đó để đổi lấy một thu nhập rẻ bèo hàng tháng (thường là thấp hơn nhiều so với khi ta làm tất cả những việc đó lúc đi làm thuê), tệ hơn bạn có thể chẳng có đồng thu nhập nào hoặc thậm chí phải vay mượn để bù vào chi phí.

Thế chúng ta được gì khi thành lập công ty?

Tất cả những cái “bị” bên trên cũng chính là cái chúng ta “được” và nếu chúng ta may mắn đứng về phía % những công ty vượt qua được thời gian khó khăn ban đầu, thì sẽ đến một ngày nào đó chúng ta xây dựng được một doanh nghiệp ổn định, thu nhập chúng ta dần cao lên, công việc chúng ta dần đi vào quỹ đạo. Và khi về già chúng ta tự hào kể với con cháu rằng chúng ta đã dám tách ra khỏi đám đông để bước đi con đường chông gai.
Đơn giản chỉ có thế, chúng ta sẽ mất rất nhiều để được những cái giản dị như vậy. Giàu có, danh vọng vẫn là những khái niệm không nên nằm trong kế hoạch của những cái “được”. Vì vậy một lần nữa, các bạn nhóm (2) thích danh thiếp: đừng thành lập công ty. Hoặc nếu có thì nhớ xác định rõ ràng: chi phí 5 triệu nhờ dịch vụ thành lập công ty + mỗi tháng một ít tiền để thuê kế toán + mỗi năm ít tiền để đóng vài loại thuế (nhớ đừng bán hóa đơn, cái đó phạm pháp). Các bạn nhóm (3) thích giàu: nên mua vé số hoặc lấy chồng (phải đẹp, nếu không đẹp thì cũng đừng tuyệt vọng, vẫn còn cơ hội lấy chồng nước ngoài vì đôi khi quan điểm thẩm mỹ của bọn Tây rất khác).
PS: Nếu bạn thắc mắc thế tui là kiểu gì: Tui có thời từng ở nhóm 1 (nhóm điếc không sợ súng) và thật may mắn và hạnh phúc cho tui, tui được thất bại. Thất bại đó giúp tui bây giờ biết sợ súng, lựu đạn và các loại bom mìn. Còn hiện tại thì tui vẫn đang tham tiền, nhát gan chưa dám bước chân vào chông gai, nên đến giờ tui vẫn đang chỉ đi làm thuê, kiếm tiền về cho tư bản.
nguon : internet

5 Thói Quen Giúp Bạn Hoàn Tất Dự Án Thiết Kế Đúng Tiến Độ


Mọi người ai cũng muốn công việc của mình ngày càng đạt năng suất và hiệu quả hơn, cho dù bạn là freelancer hay là nhân viên trong một công ty nào đó, bởi vì năng suất của công việc chứng minh sự thành công của công việc đó. Ở đây chúng tôi sẽ bật mí 5 cách giúp bạn đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình làm việc của mình.
Ngay cả khi thu nhập của mọi người không tăng mọi người vẫn muốn đạt năng suất, nó sẽ làm cho chúng ta cảm thấy tự tin hơn, thoải mái hơn và tạo cảm giác say mê với nghề nghiệp hơn.

1. Hãy phác thảo dự án của bạn trước khi bắt đầu.

Bước đầu tiên, và cũng là bước quan trọng nhất, đó là lên kế hoạch một cách chi tiết về dự án của bạn trước khi bạn bắt đầu. Hoàn toàn tuyệt vời khi bạn có những ý tưởng rõ ràng trước khi thực hiện bởi nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Đôi khi tôi không có thời gian, tôi đã bỏ qua giai đoạn lập kế hoạch và xúc tiến công việc. Chỉ một lần như vậy tôi đã nhận ra cái giá của mình phải trả. Nếu bạn là nhà thiết kế, hãy xây dựng wireframe, nếu là các nhà phát triển, hãy lập sơ đồ hoặc phác thảo cho code của bạn trước khi ngồi vào bàn làm việc.
58 5 Thói Quen Giúp Bạn Hoàn Tất Dự Án Thiết Kế Đúng Tiến Độ
Nguyên tắc năng suất # 1: ‘Có tổ chức’. Bạn có thể tiết kiệm được một lượng lớn thời gian khi bạn viết ra từng bước trong dự án của bạn trước khi bạn bắt tay vào thực hiện. Bạn có thể làm cho bức tranh về dự án của bạn rõ ràng hơn, có thể nhận ra những trở ngại, hay đưa ra những ý tưởng tốt hơn, và đặc biệt bạn sẽ cảm thấy tự tin và chuyên nghiệp hơn.

2. Hãy đưa thông tin của bạn lên hàng đầu

Chúng ta không thể nhớ được tất cả mọi thứ, tôi chắc rằng tất cả mọi người đã có những lúc phải kếu lên “Tôi đã sử dụng cái lệnh này hàng tỷ lần. Tại sao tôi lại không nhớ được tất cả các biến cố của nó chứ?” Đó là lúc “reference sheet” xuất hiện. Bạn có thể gọi một số cái trong đó là “cheat sheets” nhưng “cheat sheet” là một bức tranh không đẹp trong tâm trí mọi người. Hãy tìm kiếm nguồn thông tin chính xác, những nguồn thông tin đang rất hiệu quả. Bạn không cần bận tâm chúng được gọi là gì, chỉ cần biết rằng chúng có thể giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
49 5 Thói Quen Giúp Bạn Hoàn Tất Dự Án Thiết Kế Đúng Tiến Độ
Tất nhiên, mỗi người sẽ có các công cụ và các kỹ thuật khác nhau, nhưng điều quan trọng là chọn ra được một vài “reference sheet” chất lượng, phù hợp với bạn và phong cách làm việc của bạn, và bạn có thể sử dụng chúng. Thậm chí bạn có thể in chúng ra, photo thành nhiều bản và dán chúng ở mọi nơi, mọi chỗ.
Bạn đã có một vài “cheat sheet” mà bạn có thể tham khảo. Nếu không, bạn hãy vào một trong các đường link dưới đây để tìm kiếm các “cheat sheet”:
Để giữ các thông tin của bạn trên đầu, bạn còn một cách khác đó là nắm bắt được thông tin của khách hàng. Sẽ rất tốt nếu bạn sử dụng một cơ sở dữ liệu liên lac. Hoặc một công cụ quản lý dự án và còn tốt hơn nữa nếu bạn có một cuốn sổ ghi chú về khách hàng, bạn có thể ghi vào đó các deadline, meeting, thông tin liên lạc, các to do list cụ thể trong dự án và toàn bộ các thông tin về hợp đồng.

3. Đừng bắt đầu từ các công việc không lựa chọn

Nếu bạn bắt đầu dự án của mình mà không chọn lựa các công việc cũng giống như bạn may quần áo mà không chọn vải. Trừ khi trong một tình huống cụ thể, việc chọn lựa công việc là không cần thiết, nếu không bạn sẽ lãng phí rất nhiều thời gian. Ngay cả khi bạn không thể tìm ra một template hay một framework nào đó để áp dụng, bạn vẫn có thể đầu tư một ít thời gian để xây dựng một template cho riêng bạn hơn là bạn tiêu phí hàng giờ để thực hiện những điều tượng tự trước khi bắt đầu mỗi một dự án. Hơn nữa, thực hiện một công việc “khô khan” có nghĩa bạn đang giết chết sự sáng tạo. Bạn đã thử bơi bao giờ chưa? Đúng, đầu tiên phải thúc đẩy sự sáng tạo, làm cho công việc khô khan của bạn trở nên hấp dẫn, sự sáng tạo giống như bước tạo đà cho bạn vượt qua được bể bơi vậy.
39 5 Thói Quen Giúp Bạn Hoàn Tất Dự Án Thiết Kế Đúng Tiến Độ
Nhiều người rộng lượng đã tạo ra các hệ thống có sẵn cho mọi người. Steven Snell có một bộ sưu tập về khoảng trắng tuyệt vời và bạn có thể xem trên trang web: DesignM.ag— Các chủ đề về khoảng trắng, Framework và Template. Tất nhiên, tôi không có ý ép buộc mọi người phải đi từ dưới lên trên, nhưng đôi khi đó lại là cách tốt nhất. Tuy nhiên hầu hết trong chúng ta đều bắt đầu công việc mà không chọn lựa, đó không phải là một thói quen tốt.

4. Nhận biết các công cụ của bạn

Tính khéo léo hay toàn bộ các công cụ trong cộng đồng web thật sự rất lý tưởng và thú vị. Các framework được đưa ra là bằng chứng chứng minh cho điều đó. SEO, typography, trình duyệt thử, phát triển, bảng màu… Khi một ai đó tạo ra một công cụ, chúng ta lại có thêm một lựa chọn. Thật lý tưởng là chúng đã giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Nhưng phần khó khăn nhất là việc chọn lựa một công cụ phù hợp từ rất nhiều các công cụ đó (các công cụ mới, các phiên bản từ các công cụ cũ xuất hiện cùng lúc). Quan trọng là tìm ra được một công cụ hàng top và không làm mất quá nhiều thời gian của bạn.
220 5 Thói Quen Giúp Bạn Hoàn Tất Dự Án Thiết Kế Đúng Tiến Độ
Tôi đã thực hiện một chiến lược rất tốt đó là mỗi tuần một lần dành một chút thời gian để xem các công cụ, các framework và các cơ hội mới. Hầu hết các freelancer, mỗi tuần đều dành thời gian để tiếp tục nghiên cứu và tìm cách theo kịp với những phát triển mới. Điều này sẽ giúp chúng ta dễ dàng phát hiện ra các công cụ và các framework mới khi chúng ta đang tìm kiếm. Khi bạn nhìn thấy một công cụ nào đó xứng đáng để bổ sung vào bộ sưu tập của bạn, hãy đánh dấu nó (hãy nhớ rằng bạn được tùy ý đánh dấu. Nếu bạn là tôi, bạn cũng sẽ đánh dấu mọi thứ ‘cho sau này’ và có thể có tới 200 công cụ được đánh dấu, thậm chí một nửa trong số đó bạn cũng không biết tại sao bạn lại lưu vào vị trí đầu tiên. Theo kinh nghiệm của tôi thì bạn đừng nên làm như vậy). Các công cụ này thực sự có thể giúp làm tăng hiệu suất công việc của bạn.
Ý tưởng này có nghĩa bạn không những cần có danh sách các công cụ mà còn phải làm quen với một số công cụ thực sự hiểu quả, thực sự yêu thích để có thể xây dựng nên một ‘hộp công cụ tùy chỉnh’ phù hợp với bạn. Dưới đây là một vài bộ sưu tập thật thú vị mà bạn nên tìm kiếm:

5. Đừng sợ bị gián đoạn

Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng tốt hơn hết là giữ cho công việc không gặp một vấn đề gì, chẳng hạn, “Các gián đoạn trong quá trình làm việc là không tốt”. Vâng, đúng vậy, các gián đoạn là không tốt. Hãy check mail một cách thường xuyên, rà roát giữa các dự án. Nhưng nếu cứ liên tục thực hiện như vậy trong các dự án của mình thì chúng ta đã thực sự lãng phí rất nhiều thời gian.
129 5 Thói Quen Giúp Bạn Hoàn Tất Dự Án Thiết Kế Đúng Tiến Độ
Điều đó giải thích tại sao “calculated breaks – những gián đoạn có tính toán” là quan trọng. Cũng giống như khi bạn cảm thấy đờ đẫn, đó là lúc cơ thể bạn nói với bạn là cần phải nghĩ ngơi. Bắt đầu, tăng tốc, hít thở không khí trong lành rồi quay lại và chú ý xem bạn có cảm thấy tốt hơn và có thể làm việc nhanh hơn không. Tôi đã nhận ra rằng ly nước đá cũng có ý nghĩa tiềm tàng của nó.
Nếu bạn đang bị mắc kẹt trong công việc, hãy dừng lại và tìm ra những việc cần phải thực hiện và làm cho nó trở nên hiệu quả, hơn là bạn không dừng lại mà lại mất tập trung trong công việc. Nếu khi bạn đã có thể tập trung, không có gì phải bỏ lỡ. Đúng vậy, điều quan trọng là sự trôi chảy trong công việc, nhưng không nên cứng nhắc, khi bạn cần phải làm mới nó bạn hãy dừng lại một chút. Hãy tin tôi, điều đó sẽ tạo nên sự khác biệt lớn.

Tổng kết

Năng suất không phải là cái gì đó được thực hiện một cách nhanh chóng. Năng suất là việc sử dụng thời gian một cách hiệu quả để tạo ra một sản phẩm một chất lượng mà không phải vội vã. Một trong những điều bi thảm nhất mà tôi được biết đó là khi một nhà thiết kế hoặc một nhà phát triển tài năng phải dàn xếp công việc của mình mà không biết cách sắp xếp tốt nhất cho một deadline. Nếu bạn áp dụng 5 thói quen này, bạn có thể thực hiện được nhiều việc mà không làm mất nhiều thời gian, hãy thử một lần xem sao bạn nhé!
Hãy cho tôi biết bạn đã bao giờ sử dụng thói quen này chưa? Bạn thấy chúng hoạt động thế nào? Bạn có khám phá được cách nào khác để có thể làm việc năng suất và hiệu quả hơn không? Hãy chia sẻ với chúng tôi trong phần bình luận bạn nhé!

8 thg 10, 2011

Thuật ngữ trong sản xuất TVC ( Tivi commercial )

Client: Khách hàng đặt quảng cáo.

Agency: Công ty thực hiện các dịch vụ quảng cáo theo đơn đặt hàng.

Production House: Công ty sản xuất phim quảng cáo và các dịch vụ khác có liên quan theo đơn đặt hàng. Đôi khi client làm việc trực tiếp với Production House từ lên kịch bản đến sản xuất và hoàn thiện TVC.
Đôi khi chỉ là chuyển lời thoại (lời bình) từ ngôn ngữ bất kỳ sang ngôn ngữ Việt. ( Adaptation )

Producer: Nhà sản xuất. Người này là đại diện của Production House làm việc với Agency và Client. Người này mà đau là cả tàu bỏ cỏ. Vai trò cực kỳ quan trọng.

Director: Đạo diễn. Ở phim trường, ông này là vua. Theo em biết thì đạo diễn phim quảng cáo chỉ có quý ông lịch lãm chứ không thấy quý bà sành điệu.

Director Treatment: Xử lý góc máy của đạo diễn. Từ kịch bản của Agency, Director sẽ phát triển góc máy quay sao cho đẹp và hiệu quả nhất. Công việc này phải được sự chấp thuận của Creative Director và Client trước khi tiến hành quay phim.

Director Reel: Các tác phẩm của Director do Production House giới thiệu để Agency và Client chọn ai bỏ ai đạo diễn cho TVC.

Director of Photography (DOP)/ Cameraman: Người chuyển tải ý tưởng trên giấy của agency và tiếng la hét của Director thành những thướt phim đầy nghệ thuật, đậm cá tính.

Art Director/ Set Designer: Người chỉ đạo mỹ thuật và dựng cảnh cho phim. Họ hô biến một ngôi nhà hoang thành toà lâu đài, làm phép cho khung cảnh trở nên lung linh, long lanh, lấp lánh dưới bầu trời đầy sao.

Music Composer-Sound Engineer-Sound Designer: tèng téng teng. Người soạn nhạc cho phim. Sạc-lô không cần bác này.

Hair, Make-up: Nghệ sĩ tạo hình cho mái tóc, khuôn mặt, biến đẹp thành xấu, biến xấu thành tệ, biến hoa nhài thành hoa hậu, biến hoa hậu thành hoa gì… tuỳ bạn tưởng tượng.

Talent/ Extra Talent/ Background Talent: Diễn viên chính/ phụ/ quần chúng. Thù lao giảm dần tương ứng với vai diễn.

Voice Talent: Người lồng tiếng. “Không dùng Viagra cho em bé có thai và người già cho con bú” hoặc những câu gần giống như vậy. Độ tuổi làm voice talent là từ 6 tháng tuổi đến 60 tuổi, tuỳ kịch bản.

Target Audience: Đối tượng của phim quảng cáo hay bạn xem đài. Là em, là bác, là nội ngoại hai bên.

Concept: Ý tưởng chủ đạo. Một concept có thể phát triển ra hàng triệu triệu kịch bản khác nhau. Ví dụ như “Chỉ có thể là Heineken” hết năm này qua năm khác.

Storyboard: Kịch bản quảng cáo được phát hoạ thành hình vẽ, miêu tả chi tiết cho từng cảnh quay. Đến đoạn nào thì ăn, đến lúc nào thì uống, đến khúc nào thì lăn đùng ra chết.

Shooting Board: Là bản phát triển chi tiết đến từng giây của Storyboard. Đây là phần việc của Director. (Mở ngoặc giải thích thêm cho khỏi lăn tăn. Trong Storyboard thứ tự các cảnh là 1-2-3-4-5-6-7-8-9, thì ở Shooting Board, các cảnh có thể thay đổi 2-4-6-3-5-7… Biết chi hông? Phải quay cho hết cảnh trên bờ rồi mới chuyển camera xuống ruộng.)

Shooting: Là quay phim, quay phim là shooting.

Location: Địa điểm quay. Có thể trên trời, có thể địa ngục. Có thể ở Lâm Gia Trang, có thể là “Cồn Da Lạp”. Tiền nào cảnh đó.

Casting: Công tác tuyển chọn diễn viên. Nước tăng lực cần siêu nhân, dầu gội đầu cần gái đẹp. Sunsilk cần Hà Hồ, ZDA cần các bác.

Pre/ Post/ Production: Tiền kỳ/ Hậu kỳ. Giải thích lòng thòng nhễu nhão đôi khi không bằng ví von. Là đi chợ và trang trí (không nấu) món ăn TVC.

Production: Là quá trình xào, nấu, hầm, ninh,… miễn chín là được.

Pre Production Meeting (PPM): Là cuộc họp thân tình giữa những con người xa lạ tìm đến nhau để bốn mặt một lời bao gồm client, agency, producer và director. Thường trước ngày quay từ một đến hai ngày.

SFX/ Sound Effects/ Special Effects: Kỹ xảo âm thanh hay hiệu ứng đặc biệt. Tiếng rao, tiếng rên, tiếng nổ và nhiều tiếng động linh tinh khác. Các bác đạo diễn Việt (không phải dân quay quảng cáo chuyên nghiệp) sử dụng “SFX” rất linh hoạt và chuyên nghiệp. Kịch bản còn nằm trên giấy, cho một tiếng rao the thé. Phim đang trong giai đoạn casting thì ca bài ca bi rên. Đến lúc công chiếu, nổ một phát vào đoạn kết cho khán giả tỉnh dậy ra về.

Computer Graphic Animation (CG): Từ này em không biết dịch như thế nào cho vẹn toàn, làm không khéo trở thành tinh dịch gia thì bỏ bu. Có thể hiểu là cách biến hoá trên máy tính làm cho hình ảnh nhảy múa vui mắt. Số tiền đốt vào đây khá lớn.

Off-Line: Là từ ngữ có nghĩa TVC đã quay xong nhưng chưa xử lý nhiều, chỉ cắt ráp đơn giản để kiểm tra, nhận feedback từ phía agency và client. Đây là giai đoạn xuất thô.

On-Line: Hình ảnh, âm thanh, lời thoại đã nhập một, sẵn sàng đem phát sóng hay dự thi tranh giải. Đây là giai đoạn xuất tinh.

On-Air: TVC đang phát sóng hay đang chạy.

Off-Air: TVC ngừng phát sóng hay ngủ đông (có thể ngủ luôn).

Budget: Là tổng số tiền Client phải chuẩn bị để chi cho TVC.