Trang

23 thg 7, 2018

6h tối tới 12h đêm sẽ quyết định bạn là ai: Sự nghiệp làng nhàng, tương lai bất ổn vì "cày phim", tám chuyện, hay trở thành người ưu tú

Lợi ích có thể đạt được từ khoảng thời gian từ 6 giờ tối đến 12 giờ đêm vượt qua những gì bạn tưởng tượng rất nhiều.


Quyết định tương lai của bạn không phải công việc bạn đang làm mà là khoảng thời gian sau khi tan làm: Từ 18h chiều đến 24h đêm bạn làm những gì, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con đường sự nghiệp của bạn sau này
Những ai yêu thích điện ảnh không thể không biết đến một nhóm người gồm phóng viên, doanh nhân, kỹ sư, nhà khoa học, sau khi tan làm, có thể hoá thân thành siêu nhân, người dơi, người sắt, và gã khổng lồ xanh. 4 tạo hình nhân vật này giúp chúng ta nhận ra: Thời điểm chúng ta có thể trở thành một phiên bản tốt hơn, làm được những điều phi thường, đều bắt nguồn sau khi chúng ta tan ca làm.
Nhiều người quan niệm rằng, nhiệm vụ duy nhất của họ là kiếm được một công việc. Sau đó, họ chỉ cần hùng hục làm việc, còn công ty sẽ quyết định dùm họ lộ trình thăng tiến sự nghiệp.
Nhưng nếu bạn làm hoài mà mức lương, cũng như chức vụ của bạn vẫn giữ nguyên, xin đừng trách móc, đổ lỗi cho công ty vì đã không giúp bạn "tiến hoá". Bạn cần biết rằng, không ai ngoài bạn có thể giúp bạn "nâng cấp" bản thân; và khoảng thời gian tốt nhất để bạn có thể bồi dưỡng trình độ, chính là khoảng thời gian sau khi tan làm.
Thông thường, vào khoảng 6 giờ tối chúng ta sẽ có mặt ở nhà, đến 12 giờ chúng ta sẽ đi ngủ. Bây giờ, hãy nhắm mắt lại, dành một chút thời gian để suy nghĩ xem trong khoảng thời gian này chúng ta đã làm được những việc gì. Để tôi đoán thử nhé, có phải khoảng thời gian đó bạn đang bận "cày" một bộ phim, điên cuồng nhấn nút "like" vào tất cả các dòng trạng thái bạn thấy trên facebook, hoặc lê la cà phê cà pháo với bạn bè? Thậm chí, tôi tin chắc có không ít người vắt kiệt bản thân bằng cách không chịu cho bản thân nghỉ ngơi, trở thành những con cú thức trắng xuyên màn đêm chỉ để chơi game và tám chuyện. 
Lợi ích có thể đạt được từ khoảng thời gian từ 6 giờ tối đến 12 giờ đêm vượt qua những gì bạn tưởng tượng rất nhiều.
Khi đi làm, rất nhiều người trong chúng ta tin rằng, khoảng thời gian để nỗ lực phấn đấu, để phát triển sự nghiệp chỉ gói gọn trong 8 tiếng đi làm mỗi ngày. Tiếp theo, ban lãnh đạo sẽ nhìn vào khoảng thời gian đó để đánh giá, chấm điểm cho bạn, trực tiếp quyết định xem bạn có xứng đáng để được tăng lương không. Trên thực tế, khoảng thời gian quyết định năng suất, hiệu quả làm việc cũng như giúp bạn lọt vào mắt xanh của sếp, lại chính ở thời điểm sau khi tan ca về nhà.
6h tối tới 12h đêm sẽ quyết định bạn là ai: Sự nghiệp làng nhàng, tương lai bất ổn vì cày phim, tám chuyện, hay trở thành người ưu tú - Ảnh 1.
1. Buổi tối bạn làm gì?
Tôi tốt nghiệp đại học Ngoại Thương chuyên ngành Thương mại Quốc tế, nhưng tôi muốn được trở thành một nhà thiết kế. Mỗi buổi tối tôi lại miệt mài trau dồi tay nghề, có bận tôi tham gia một khoá học để nâng cao, cải thiện tư duy thiết kế của mình. Tôi tốn không ít thời gian để làm những việc này. Đến khi đi làm cho một công ty vận tải, tôi thấy việc trau dồi thiết kế không còn cần thiết nữa, vì vậy quyết định dừng lại và chuyển hướng sang học những kiến thức về logistics. Tôi tiếp tục mất thêm một khoảng thời gian dài nữa, nhưng khoảng thời gian này không hề bị lãng phí một cách vô ích.
Nếu như tôi chỉ dựa vào những kinh nghiệm, kỹ năng có được khi đi làm, có thể tôi sẽ không bao giờ trở thành người quản lý vận tải, mà sẽ chỉ mãi dậm chân tại chỗ. Muốn phát triển, không có cách nào khác ngoài việc tự "lên lớp", dạy dỗ cho bản thân mình. Đây cũng là điểm chung của tất cả những người tài giỏi mà tôi biết.
Tôi có một người bạn học trường sư phạm, người này say mê công nghệ, ưa thích bán hàng. Buổi sáng anh ta làm nhân viên tư vấn qua điện thoại, buổi tối anh lọ mọ ngồi học lập trình. Sau này, anh trở thành phó giám đốc kinh doanh kiêm giám đốc công nghệ của một công ty khởi nghiệp. Tôi còn có một người bạn khác học Học viện Ngoại giao, cực kỳ thích làm người dẫn chương trình. Cô tham gia nhiều khoá học MC, rèn luyện bản thân rất nhiều, và bây giờ cô đã trở thành biên tập viên của đài truyền hình Việt Nam.
Với những người này, khoảng thời gian luyện rèn từ 6 giờ đến 12 giờ mỗi tối đã thực sự tác động mạnh mẽ tới tương lai của họ.
Tất nhiên, chúng ta phải biết cách cân bằng giữa công việc và gia đình. Nếu bạn đã kết hôn, buổi tối cũng cần dành chút thời gian cho vợ con của mình. Nếu bạn vẫn còn độc thân, bạn cũng cần dành thời gian để tập thể dục thể thao rèn luyện sức khoẻ, gặp gỡ trò chuyện với bạn bè. Bạn cũng có thể giải trí bằng cách xem phim, chơi bài,…
Nhưng bạn không nhất thiết phải dành toàn bộ thời gian buổi tối của mình để cày cho xong một mùa phim trên Netflix, hay dành hàng giờ để chơi Candy Crush, hoặc nhắn tin facebook, zalo, viber với bạn bè.
Vậy vào buổi tối, bạn nên làm những việc gì?
6h tối tới 12h đêm sẽ quyết định bạn là ai: Sự nghiệp làng nhàng, tương lai bất ổn vì cày phim, tám chuyện, hay trở thành người ưu tú - Ảnh 2.
2. Đọc sách nhiều lên. Đọc gì cũng được
Giảng viên đại học của tôi xuất thân trong một gia đình nghèo khó. Ông là một người rất cần cù, siêng năng, và là người duy nhất trong gia đình chạm được tay vào tấm bằng đại học. Bên cạnh việc dạy học, ông còn phát triển nhiều dự án kinh doanh bên ngoài nữa.
Tôi hỏi, chìa khoá thành công của ông là gì. Ông đáp ngắn gọn: đọc sách.
Ông có được ngày hôm nay, bởi ông luôn đọc sách không ngừng nghỉ.
Ông tin rằng, kiến thức đóng vai trò then chốt trong việc giúp chúng ta giành được thứ chúng ta muốn. Ông luôn hỏi những học viên của ông quyển sách gần đây nhất họ đọc là gì. Những học viên xuất sắc có thể đưa ra đáp án không chút chần chừ, do dự. Việc đọc sách có thể cho bạn một kiến thức nền tốt, giúp bạn nổi bật hơn so với những người xung quanh. Bạn có thể tinh ranh hơn, có nhiều mưu kế hơn, và điều này có lợi cho sự phát triển của cả bạn lẫn của công ty. Đồng thời, lời nói của những người chăm đọc sách thường được ướp một lớp đường mật, có khả năng thu hút, quyến rũ, thuyết phục người nghe.
Trong xã hội này, những người giỏi ăn nói, luôn có lợi thế hơn so với những người chỉ giỏi làm.
Anthony Robbins, một diễn thuyết gia người Mỹ, từng nói rằng: Nếu mỗi ngày bạn dành một tiếng để ngâm cứu về một chủ đề nào đó, thì chỉ một năm sau, kiến thức về lĩnh vực ấy của bạn sẽ hơn 99,999% những người còn lại. Nếu mỗi tối bạn chịu khó dành nửa tiếng để đọc, chỉ 1 tuần sau, bạn đã có thong thả đọc trọn được một đầu sách. Tôi dám khẳng định, bạn càng chịu khó khoác lên mình nhiều đầu sách, bạn sẽ càng hấp dẫn, thú vị hơn với những người xung quanh.
6h tối tới 12h đêm sẽ quyết định bạn là ai: Sự nghiệp làng nhàng, tương lai bất ổn vì cày phim, tám chuyện, hay trở thành người ưu tú - Ảnh 3.
3. Tham gia tổ chức các hoạt động, dự án
Vận dụng những kiến thức bạn đã học vào thực tế là một công việc không đơn giản. Nếu công ty không trao bạn cho cơ hội, vậy hãy tự mình tạo lấy nó.
Bạn có thể tham gia dự án tình nguyện nào đó. Những dự án này có thể giúp bạn trở nên năng động hơn, và trong quá trình làm việc, bạn sẽ vỡ ra một số điều quan trọng có thể giúp ích cho công việc của bạn sau này, ví dụ như tầm quan trọng của làm việc nhóm, cách giữ cho bản thân bình tĩnh trước những sự cố bất ngờ,…Bạn có thể làm quen với làm việc dưới áp lực thời gian, và bạn có thể học hỏi thêm từ những phản hồi của dự án bạn đang làm và hưởng lợi từ nó.
Nếu năng lực của bạn chưa đủ, có thể những kinh nghiệm này không đem lại cho bạn nhiều giá trị. Nhưng nếu bạn là sinh viên tốt nghiệp vừa đi làm, những trải nghiệm này quý giá hơn nhiều so với số tiền bạn đang kiếm được.
Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể đàm phán tăng lương, đừng chần chừ mà hãy thử luôn đi. Tuy nhiên đừng để những việc ngoài lề này ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của bạn.
4. Quan hệ, quan hệ và quan hệ
Trong công việc, những người có quan hệ tốt luôn có thể thăng tiến rất nhanh. Các mối quan hệ không phải tự dưng mà có, bạn phải mất một khoảng thời gian đáng kể để thiết lập networking của mình. 
Nếu networking của bạn mạnh, bạn có thể: Liên lạc với những người giỏi hơn và lắng nghe những góp ý của họ, giải quyết đơn giản một vấn đề tưởng chừng rất khó, biết được những thông tin mà người ngoài không dễ dàng có được,… 
Nếu như bạn là một doanh nhân, những mối quan hệ bạn có càng đóng vai trò quan trọng. Hằng ngày, thay vì về thẳng nhà, bạn cần phải nghiên cứu xem mình nên tiếp cận những người nào. Sự nghiệp của bạn có thể chịu nhiều tác động bởi những mối quan hệ bạn đang có. Nếu bạn có thời gian để xem phim, tôi tin bạn cũng có đủ thời gian để xây dựng mạng xã hội của riêng mình.
Bắt đầu từ tối nay, hãy thay đổi cuộc sống của bạn. Sau khi tan làm, về được đến nhà, bạn có thể cảm thấy toàn thân rã rời, mệt mỏi không muốn làm gì, nhưng bạn cần biết rằng, khoảng thời gian này, bạn hoàn toàn được tự do. Bạn được giải phóng bản thân khỏi những phiền muộn trong những mối quan hệ, những áp lực trong công việc để tự do làm những điều mình muốn. 
Khoảng thời gian từ 6 giờ đến 12 giờ, bạn có thể tắt máy tính, tắt điện thoại sống vô lo vô nghĩ; bạn cũng có thể tận dụng khoảng thời gian này để làm một số việc giúp bạn trở nên nhạy bén hơn, tài giỏi hơn, hoặc có nhiều mối quan hệ thân thiết hơn. Nếu mỗi ngày bạn có thể dành ra một tiếng buổi tối để rèn luyện, tôi xin bảo đảm, chỉ một năm sau, bạn sẽ thấy mình khác xa bây giờ, và đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Nguồn : Báo Tri thức trẻ

9 thg 7, 2018

Luận bàn về Grid System (Hệ thống lưới) trong Graphic Design. Phần 1: Sự hiểu lầm lớn về Grid System

Grid System trong Graphic Design luôn là một thứ designer mới vào ngành muốn biết
và muốn hiểu. Những khóa học, video chia sẻ kĩ năng, etc… thường nhắc tới Grid
System như một công cụ nhiệm màu, khó hiểu nhưng căn bản cho bất kì ai học graphic design. Và không cần phải nói, họ phải tô vẽ thêm rất nhiều thứ nhằm thu hút học sinh.
Lâu dần, khái niệm đúng đắn về Grid System mất đi, thay vào đó là các câu chuyện thần
thoại về việc vẽ những ô vuông để design chất hơn. Và trong nỗ lực tìm kiếm cách vẽ
những ô vuông đó, designer một là trở nên ám ảnh về Grid System, ảo tưởng rằng mình
đang nắm bí mật của vũ trụ, hai là biến thành một disbeliever, chối bỏ sự tồn tại của nó.




Trước tiên, hãy nhìn về lịch sử của Grid System và The New Graphic Design. Có thể nói,
tất cả bắt đầu vào một ngày đẹp trời nọ ở Berlin, năm 1928, designer người Đức tên
Jan Tschichold xuất bản cuốn sách “Die Neue Typographie” (The New Typography),
lấy cảm hứng từ buổi trưng bày của Bauhaus về Russian Constructivism. Tschichold
tin rằng, sự truyền thông hiệu quả (của graphic design) có thể được chuẩn hóa thành
những quy luật typography và layout. Cuốn sách này cực kì có ảnh hưởng tới những
designer thời sau, và là một trong những cuốn sách mang Swiss Design trở thành International Style. Chú ý rằng, vào thời kì này, thuật ngữ “grid system” vẫn chưa ra đời.


Constructivism ở Nga



Jan Tschichold và cuốn Die Neue Typographie


Vài chục năm sau, một designer khác tên là Müller-Brockmann, một Swiss designer
tài năng, được truyền cảm hứng từ “Die Neue Typographie”, đã đưa ra tư liệu về hợp
lí hóa Grid System, đưa nó trở thành một quy luật để quản lí layout qua các cuốn sách:
“Neue Grafik design journal” (1958–1965), “The Graphic Artist and His Design
Problems” (1961), và “Grid Systems in Graphic Design” (1981). Chính những đầu sách
về Grid System này của ông đã mang đến cho chúng ta thuật ngữ “Grid System” như
chúng ta đang bàn ở đây.




Müller-Brockmann và cuốn Grid Systems

Vậy rút ra là gì? Thứ nhất là: Graphic Design tồn tại trước Grid System rất lâu, và như
đã thấy, design trước grid system vẫn ổn. Vì vậy cái idea “designer trước tiên phải biết
grid system, vậy mới là designer” là không đúng. Graphic Designer là graphic designer, không cái gì có thể thay đổi được điều đó, grid system, tỉ lệ vàng, quy tắc 1/3, bằng cấp,
etc…
Xin trích lời của chính Müller-Brockmann trong cuốn “Grid Systems in Graphic Design” (1981): “The grid system places in the hands of the designer no more & no less
than a serviceable instrument which makes it possible to create an interesting,
contrasting & dynamic arrangement of pictures & text but which itself no guarantee of success”.
Tạm dịch: “Hệ thống lưới trong tay của designer không hơn không kém là một dụng
cụ hữu ích làm cho việc sắp xếp ảnh & chữ trở nên thú vị hơn, nhưng nó bản chất
không đảm bảo sự thành công”.

Lời của Müller-Brockmann về Grid System
Như vậy, Grid System không nhiệm màu như đa số chúng ta tưởng tượng, và grid
system không phải là một thứ chắc chắn rằng ta có thể tạo nên một layout tốt. Cái
designer cần ở đây, chính xác là sự sắp xếp, hàn gắn các yếu tố thị giác một cách có
logic. Nó cũng như ta sắp xếp cái khăn, cái bút, chai nước, cuốn sách lên cái bàn, và
ta biết không nên để chai nước gần cuốn sách (vì dễ ướt), không để cái khăn lau bàn
lên chai nước (xấu), và không bỏ cuốn sách lên cây bút (khó tìm). Trong design, các
mối quan hệ tương tự này (hình ảnh và chữ) thường không rõ ràng, vì vậy, grid system
được tạo ra như một lớp keo dính, dính các yếu tố thị giác lại với nhau, tạo nên mối
quan hệ giữa chúng. Tuy nhiên nên nhớ, cái tạo nên graphic designer, là trực giác, hay
cảm quan về thiết kế (đọc thêm ở note: Design Anthropology: an introduction). Trích Mr.Brockmann trong “Grid Systems”:
“Even in the simpliest solutions, the designer needs a good sense of composition &
a feeling for the rhythm sequence of picture & text.”
Tạm dịch: “Ngay cả với một giải pháp đơn giản nhất, designer cần một giác quan tốt về
bố cục & cảm giác về trình tự nhịp điệu của hình ảnh và chữ.”


Tuy nhiên, nếu có ai hỏi Huy, có nên biết grid system không, thì Huy sẽ trả lời có. Vì sao,
vì cho dù designer không cần grid system để thành designer, thì grid system làm cho
mọi việc dễ dàng hơn rất nhiều. Grid system tiết chế design, và đồng thời cũng mở ra
nhiều giải pháp mới cho layout. Trích Paul Rand (cũng là 1 legendary designer) trong
cuốn “Paul Rand: Conversations with Students”:
“The idea of the grid is that it gives you a system of order and still gives you plenty of
variety.”
“Cái quan niệm của grid là, nó cho ta một hệ thống trật tự và vẫn cho ta sự đa dạng.”
Grid system được tạo ra với 1 mindset để làm designer mới tiếp cận design. Nhất là
trong bối cảnh hiện nay, khi designer có thể design quá nhanh, với quá nhiều elements,
thì vai trò “tiết chế design” của grid phát huy tác dụng tốt hơn bao giờ hết. Grid tuy
không phải là 1 công cụ thần thánh, nhưng việc ủng hộ designer sử dụng grid, là ủng hộ
sự ngay ngắn, logic, sáng tạo của graphic design industry. Đó chính là lí do Muller-Brockmann viết những cuốn sách về Grid System, và đó là lí do vì sao Swiss Design trở
thành International Style.


Một sai lầm nữa về grid là “break the grid”. Có lẽ với sự ra đời của cuốn sách “Making
and Breaking the Grid” (2003) đã làm thuật ngữ: “Break the Grid”, hay “phá grid” trở
nên nổi bật hơn bao giờ hết. Đây là một cuốn sách hình hay cho ta thấy được hệ thống
lưới đằng sau mỗi design, tuy nhiên theo Huy, cuốn này nhìn cũng để cho vui vì đây là
một cuốn “nói nước đôi”, và Huy không ủng hộ việc tạo ra thuật ngữ “Break the Grid”.
Vì sao? Vì thuật ngữ này quá dễ gây hiểu nhầm, gây nguy hiểm cho designer mới vào
nghề. Theo Paul Rand, nói trong cuốn “Paul Rand: Conversations with Students”:
“Mục đích là phải ở trong grid, và làm nó một cách đúng đắn. Lí do mà mọi người muốn
phá grid là họ không biết làm cái quái gì khi ở trong đó”.
Vì vậy cái idea “break the grid” thật sự không ngầu một chút nào. Nếu cứ break, rồi
layout, rồi break, rồi layout, thì sẽ chẳng giải quyết được gì, quá trình này sẽ diễn ra liên
tục không hồi kết. Cuối cùng thì, Grid chính là về Sự thống nhất (Unity) và Sự đa dạng (Variety) (Kroeger, 2008). Ta có thể hình dung dễ dàng như sau, hình tròn ở trong ô
grid có thể có rất nhiều cách sắp đặt, nó có thể là hình 1, hình 2 , hoặc hình 3 – khi nó
trở thành 1 ô vuông có màu, nhưng grid bản thân nó không thay đổi, chỉ có nội thất bên trong nó thay đổi, đó là thứ làm design trở nên sống động.

Hình tròn trong 1 grid field

Sưu tầm từ trên mạng.

Nguồn : https://www.facebook.com/DesignAn666/









5 thg 7, 2018

Thất nghiệp tuổi 35

Khủng hoảng tuổi 30 thực ra được báo trước bởi những cơn buồn ngủ tuổi 25?
Thời gian gần đây tôi làm việc với khá nhiều hồ sơ CV đợi phỏng vấn. Và bất ngờ phát
hiện ra, có rất nhiều CV của những người trong tầm tuổi 35 bắt đầu đi xin việc với
những vị trí không liên quan gì tới công việc cũ, hoặc sẵn sàng đi làm với mức lương
thấp hơn mức lương trước đây. Sau khi phỏng vấn 4 trường hợp, tôi nhận ra một câu chuyện tương đối phổ biến, thể hiện rõ nếp suy nghĩ của rất nhiều những người bạn
trong thế hệ tôi thời điểm này.
Vậy vì sao chúng ta có thể trở nên thất nghiệp ở tuổi 35?
1. Đề cao quá mức "kinh nghiệm"
"Khi tôi 35, tôi có rất nhiều kinh nghiệm". Nhưng nếu kinh nghiệm đó chỉ nằm ở 1-2 vị
trí, với những đầu việc được lặp lại đều đặn, thì đó chỉ là 1-3 năm kinh nghiệm được lặp
lại vài lần.
Nếu áp dụng nguyên tắc 10,000 giờ (*đọc cuốn Outliner để biết thêm: theo đó, một
người muốn trở nên xuất sắc trong 1 công việc bất kỳ sẽ cần khoảng 10,000 giờ luyện
tập), mỗi ngày làm việc 8 tiếng, mỗi năm làm việc 250 ngày, thì cơ bản với một công
việc chuyên môn nhất định, người ta sẽ thành thạo sau 3-4 năm. Từ năm thứ 5 trở đi,
người ta sẽ trở thành một anh công nhân quen tay ngồi trong văn phòng chứ ko phát
triển thêm đáng kể nữa. Hay nói cách khác, cùng công việc bàn giấy đó, kinh nghiệm từ
năm thứ 5 trở đi của anh ta trở nên vô giá trị.
"Làm quản lý sẽ không lo thất nghiệp". Vâng, chỉ đúng khi anh là quản lý cấp cao, còn
cỡ team leader, manager thì quả Đất này nhiều như quân Nguyên. Mà với vị trí quản lý
cấp cao, nhân sự dao động rất ít, ghế thì không nhiều, lý do gì để bạn ngồi được thay
chỗ người ta, chưa kể những yếu tố khắt khe khi tuyển dụng cấp cao về tầm nhìn, văn
hoá và sự phù hợp. Từ manager công ty A về làm nhân viên cho công ty B, tôi thấy rất
nhiều.

2. Giữa một CV người trẻ tuổi và một CV người già có kinh nghiệm, chọn ai?
Tôi chọn người mang cho mình nhiều giá trị hơn, trả lương thấp hơn và bớt đòi hỏi hơn.
Lúc này chính kinh nghiệm lại đang bộc lộ mặt trái của nó. Những người già hơn, có
"nhiều-kinh-nghiệm" làm quen tay một công việc bắt đầu bộc lộ nhược điểm về sự kém
thích nghi, có xu hướng mong muốn áp dụng kiến thức và mô hình từ công ty cũ sang
công ty mới mà thiếu điều chỉnh, tự mãn với thành công cũ mà quên đi rằng thị trường
và khách hàng đã thay đổi.
Chưa kể các nhân sự lão đa lão đề thường đòi hỏi mức lương cao cùng nhiều chế độ khắt
khe, đi kèm xu hướng mong muốn "thay-máu" bộ máy đang làm việc và văn hoá công ty
hiện tại, đôi khi làm người quản lý đứng trước việc tuyển dụng nhân sự dạng này đồng
nghĩa với rủi ro thay thế hầu hết đội ngũ nhân sự đang làm việc hiệu quả.
Với tôi lúc này, một nhân sự trẻ, có khoảng 2 năm kinh nghiệm, cởi mở cầu tiến, tôi tin tưởng sau 6 tháng làm việc hoàn toàn có thể bù đắp và ngang hàng một lão làng 6 năm
kinh nghiệm. Khả năng thích nghi cao hơn, kiến thức cập nhật hơn, lương trả thấp hơn
và chắc chắn là ít đòi hỏi hơn. Dĩ nhiên với nhà tuyển dụng, anh ta là ứng viên sáng giá
hơn một ông già đòi hỏi và cứng nhắc chứ?

3. Nhiều người ngủ quên từ khi 25 tuổi.
Tôi nhìn thấy nhiều người bạn của mình thế này: ra trường ở tuổi 22, đi làm tại một
công ty nào đó tầm 2 năm, ở tuổi 24 buồn buồn chán chán ko biết làm gì t iếp, họ lấy vợ
lấy chồng, 1 năm sau đẻ con, thành bố thành mẹ; công việc vẫn ổn, lương đủ sống, con
cái bận rộn. Trong một giấc mơ nhàn hạ mà họ vừa ao ước, vừa thấy buồn chán là cuộc
đời họ cứ đơn giản như thế mà lướt, tới ngày tuổi 60, nghỉ hưu cái xoạch là xong. Hạ
cánh an toàn!
Họ không nhớ lần cuối đọc một cuốn sách (không phải tiểu thuyết) là khi nào, hay học
một khoá học vì mong muốn bản thân giỏi hơn (không vì chỉ tiêu lên lương) là bao giờ.
Cơ bản, sau khi tốt nghiệp đại học, họ dừng luôn việc học hành và phát triển kiến thức
bản thân, họ nghĩ việc học đã dừng lại sau khi cầm tấm bằng tốt nghiệp và có 1 công
việc lương đủ sống. Cá nhân họ tính từ ngày ra trường tới giờ, tôi nhìn họ không có
chút khởi sắc nào đáng kể về kiến thức và công việc, trừ được cộng dôi dư ra vài năm
làm việc văn phòng quen tay. Sự nghiệp của họ ngay từ khi bắt đầu đã chỉ để chuẩn bị
cho viễn cảnh về cuộc hạ cánh an toàn. Vì thế cái khá niệm "việc nhàn, ổn định" ra đời
từ thời bố mẹ vẫn còn găm trong tiềm thức.
Và cuộc đời của họ có lẽ cũng sẽ cứ mãi ổn nếu không có một ngày bỗng dưng công ty
phá sản hay đẩy họ ra đường!

4. Thị trường lao động không còn như cái thời ông bà bố mẹ bao cấp những năm 90s.
Năm 2010, Vietnam chính thức ra khỏi danh sách các nước nghèo. Tiếp đó 5 năm, lần
lượt các tổ chức phi chính phủ NGO và quỹ quốc tế đóng cửa rồi rút khỏi Vietnam, rất
nhiều nhân sự làm cho các tổ chức NGO từng nhận lương ngàn đô bỗng một ngày thất nghiệp, loay hoay xin vào các tổ chức NGO ít ỏi còn lại. Số ghế không đủ cho tất cả mọi người, có người xin vào các doanh nghiệp nhưng tư duy làm cho tổ chức non-profit
trước đây không thể nào fit với mô hình doanh nghiệp lấy profit ra làm mục tiêu kinh
doanh. Không ít người sau đó, miễn cưỡng trở thành những thầy cô giáo trong các trung
tâm dạy tiếng Anh, hoặc có người mở shop quần áo, bán hàng xách tay... với mức lương
non nửa thời trẻ.
9% người Mỹ thất nghiệp ở độ tuổi từ 30-45 năm 2010. Thậm chí trong bộ phim Up in
the air, George Clooney còn đóng vai 1 người tư vấn chuyên xử lý việc sa thải những
nhân sự già nua chi phí cao mà bộ máy kinh doanh cho rằng đã hết đát sao cho êm thấm. Nhìn sang Trung Quốc cũng sẽ thấy, thị trường lao động Vietnam đang dịch chuyển dần
tới thị trường lao động quốc tế, nơi chỉ tồn tại trên thị trường những lao động có giá trị
cạnh tranh, và việc xuất hiện những cá nhân thất nghiệp, hoặc buộc phải chuyển đổi
nghề nghiệp ở tuổi sau 35 là điều không hiếm.
Qua rồi cái thời làm một công việc ổn định từ đầu tới cuối đời, qua rồi cái thời vào biên
chế nhà nước hay công ty là kê cao gối ngủ. Không gì đảm bảo mức lương của bạn sẽ
tăng đều đặn từ giờ tới cuối đời, một khả năng vô cùng lớn là bỗng một ngày cty phá
sản hoặc đơn giản là thay sếp. Bạn phải tìm việc mới, và nếu năng lực không đủ apply
trong thị trường lao động cạnh tranh, ngồi nhà 1 năm thì bạn chỉ còn 1 con đường duy
nhất khác: buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp, và bắt đầu với mức lương như một sinh
viên mới ra trường. Khi đó, thu nhập của bạn ở tuổi 35 thấp hơn ở tuổi 30 là rất hiện
hữu.
Mà rủi ro đó là hoàn toàn có thật, 370 công ty phá sản ở Vietnam mỗi ngày, là ngần đấy
lao động sẽ ùa ra đường, hoà cùng hàng chục nghìn sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, tham
gia vào đội ngũ những người săn tìm việc làm. Những người già về tuổi nhưng nghèo về
kiến thức và khả năng thích nghi, lấy gì ra làm thế mạnh cạnh tranh trong đội ngũ lao
động đó?
***
Bản thân tôi, chưa khi nào hết thấy sức ép của một thế hệ những người trẻ năng động
hơn, có kiến thức quốc tế tốt hơn, được đào tạo bài bản hơn tôi đang hò reo phía sau
lưng, nhắc mình không được dừng bước và tự hài lòng. Thất nghiệp có thể là thứ tôi sẽ không gặp phải, nhưng tụt hậu và trở nên dốt nát tới ngoan cố là thứ tôi biết chắc mình
sẽ dẫm phải nếu chỉ dừng việc học hỏi và cố gắng trong 1-2 năm.
Chẳng có cách thức nào đảm bảo bạn sẽ không bị sa thải hay thất nghiệp ở tuổi trung
niên, nhưng có một sốkey notes tôi đọc được trong các bài báo và nghiên cứu về vấn đề
này cho ta một bức tranh toàn cảnh:
- Thời gian thất nghiệp trung bình của 1 người trên 35 tuổi cho tới khi tìm được việc
mới tại Mỹ là 53 tuần, so với 19 tuần ở người trẻ. Lúc này bạn thấy rõ, lợi thế kinh
nghiệm không được thể hiện ở đây.
- Khủng hoảng tâm lý ở người thất nghiệp trung niên trầm trọng hơn nhiều người trẻ
do các gánh nặng về trang trải chi phí gia đình, con cái, học hành, y tế, nhà cửa, các
khoản vay và trả góp. Sự bế tắc về nghề nghiệp ở tuổi này dễ dẫn đến các nguy cơ trầm
cảm và tự sát.
- Dù không bị thất nghiệp, nhưng xu hướng thu nhập bắt đầu giảm dần ở hơn 21%
lượng lao động trên 45 tuổi.
- Tỷ lệ thất nghiệp và bị sa thải ở bậc quản lý chỉ thấp hơn 8% cấp bậc nhân viên.
Hãy thôi đừng tự phụ!
- Học tập, đọc sách và cập nhật kiến thức mới là cách tốt nhất đảm bảo giá trị của bản
thân trên thị trường lao động. Học tập, học tập, và tiếp tục học tập. Lifelong learning!
Hãy học nhiều hơn và giỏi hơn những gì công việc hiện tại của bạn yêu cầu, đừng chỉ
học đủ.
- Xây dựng giá trị không thể thay thế của bản thân trong công ty và thị trường lao động,
chủ động thay đổi và tạo nên thử thách trong công việc hàng ngày, đừng để các công
việc xử lý hàng ngày của mình lặp lại đều đặn trong quá 6 tháng.
- Làm công việc mình thích ngay từ thời còn trẻ, hoặc sớm nhận ra và chuyển đổi nghề nghiệp khi còn trẻ. Bởi cơ bản, khó ai có thể làm công việc mình căm ghét cả cuộc đời,
và đạt kết quả tốt.
- Dù theo ngạch chuyên gia hay quản lý, bạn vẫn phải học kỹ năng quản lý, trước tiên là
quản lý công việc của chính mình. Sau đó là các kỹ năng giao tiếp và phối hợp làm việc, những cá nhân bị lựa chọn sa thải thường là các cá nhân khó hòa nhập với tập thể
chung nhất. Tôi không đồng tình với cách lựa chọn này nhưng nó là sự thật.
Có lẽ đây sẽ là cái bóng nhắc chúng ta rằng: “Mình không thể ngủ quên an nhàn
ở tuổi dưới 30!”


Nguồn : HIEU HA TRUNG