Trang

17 thg 7, 2017

Ux design thực sự là gì?

Một trong những hiểu lầm lớn nhất về User Experience Design khi cho nó là những gì về tính khả dụng (Usability). Cũng dễ để biết lý do – Tính khả dụng có nghĩa là một sản phẩm “có thể sử dụng” và có ích.

Khi bạn bước vào một căn phòng bỏ trống, bạn có thể ngay lập tức tưởng tượng ra mục đích của căn phòng này. Ngó nhìn xung quanh và bạn bắt đầu có ý tưởng để biến không gian này thành nơi bạn muốn. Bạn có thể dùng nó làm phòng khách, văn phòng hay phòng ngủ. Nó dựa trên những đồ nội thất và nơi bạn đặt chúng. Một căn phòng trống là “có thể sử dụng” cho đến khi bạn bỏ đồ vô đó.

Trong lĩnh vực phần mềm, “căn phòng” mà người dùng bước vào không hề trống rỗng. Mọi sản phẩm phần mềm đều có một giao diện bên ngoài để con người tương tác. Sự tương tác trở thành một trải nghiệm họ trải qua khi họ sử dụng sản phẩm. Đó là công việc của một người thiết kế trải nghiệm để biến trải nghiệm của người dùng trở nên tuyệt hảo.

Trải nghiệm người dùng là về cảm giác (feeling)

ux-designer-01

Tự hỏi bản thân câu này – Điều gì tạo nên một trải nghiệm tuyệt vời? Thực tế nó có phải là một kỷ niệm? Không hẳn, bởi vì dễ dàng để gợi lại một kỷ niệm không đẹp. Nhớ thời bùng nổ trong lĩnh vực phần mềm từ năm 1990 tới 2006? Bạn phải phải chiến đấu để làm một thứ gì đó, một sản phẩm nào đó để tồn tại. Những cảm xúc tổn thương tự hàn gắn một cách chậm chạp, vì khi sử dụng chúng, nó khơi lại sự sợ hãi kéo dài.

Trải nghiệm tốt không cần phải được khơi gợi, nhưng nó phải khiến bạn cảm thấy điều gì đó. Thực sự là nó nên khiến bạn cảm thấy như một sản phẩm giải quyết vấn đề của bạn của cách dễ dàng. Không cần chút nỗ lực.

Thiết kế không chỉ là giải quyết vấn đề, nó còn là tạo ra những hành vi cho tương lai – Dan Saffer.

Con người thường nói về những sản phẩm có khả năng “khai sáng” người dùng, nhưng thường không hiểu về ý nghĩa của nó. Không phải là về những màu sắc rạng ngời hay thiết kế tuyệt đỉnh. Một trải nghiệm thiết kế tốt thường hoàn toàn bị tách biệt khỏi việc sản phẩm nhìn ra sao. Đôi khi giao diện người dùng không còn là một giao diện người dùng, vì UX là trải nghiệm về cách hoạt động, chứ không phải nó nhìn ra sao.

Bạn có thể khai sáng ai đó bằng việc khiến sản phẩm hiệu quả tới mức họ quên mất sự có mặt của thiết kế. Khai sáng người dùng là việc khiến họ luôn ngạc nhiên với sản phẩm của bạn. Khi đó nó có nghĩa là:

UX Design là về Hành vi (Behavior)

ux-designer-b

Con người thường ở giữa một số thứ. Sống theo cách của họ, làm các dự án, tiến về những mục tiêu họ xây dựng. Người thiết kế UX phải đoán trước hành vi của người dùng khi học tương tác với một sản phẩm, và việc tương tác đó có phù hợp với mục tiêu của họ.

Nếu bạn là người dùng cuối – liệu nó có khiến bạn dừng mọi thứ bạn đang làm? Nó có cần phải vậy? Nếu cần – tương tác đó có giá trị với bạn không?

Một người thiết kế trải nghiệm phải tự hỏi những câu hỏi đó trước khi làm việc. Anh/Cô ta phải dự đoán về việc sản phẩm phù hợp với cuộc sống của bạn, điều giá trị nào được bổ xung và điều gì gây tổn hại phải bị loại trừ. Nếu Anh/Cô ta phải thấu hiểu vấn đề của bạn, ngay cả khi anh/cô ta không cảm thấy.

Sự thấu hiểu sẽ giúp bạn không những nhìn thấy những vấn đề từ góc độ người dùng, mà cả cách giải quyết. Đó là viên gạch đầu tiên để dẫn tới nơi quan trọng: Sự hiểu biết – Dan Saffer.

Điều này có nghĩa là thiết kế trải nghiệm người dùng là một quá trình liên tục, không phải là một bước ở lúc lên phác thảo. Sản phẩm sẽ đi kèm với những thay đổi – đi cùng với trải nghiệm khác. Những cập nhật nhỏ ở phần backend, và những thay đổi thiết kế UI nhỏ có thể chi phối sự ảnh hưởng của cảm giác về sản phẩm.

Thiết kế trải nghiệm là về con người

ux-designer-02

Mọi thứ bạn thấy xung quanh đều được tạo nên bởi con người, dành cho những người như bạn. Nếu nó bắt đầu từ một ý tưởng, và gắn vào những sản phẩm và dịch vụ bạn thấy và sử dụng hàng ngày. Những sản phẩm được thiết kế tốt nhất là những thứ coi bạn là một con người, chứ không phải là một người dùng máy móc.

Con người thuê những sản phẩm vì một nhiệm vụ nào đó cần hoàn thành, và công việc của người thiết kế UX là làm cầu nối giữa công nghệ và con người. Anh/cô ấy hiểu rằng công nghệ là nền tảng kỹ thuật để giải quyết vấn đề, và “người dùng” hiện hữu như là một khái niệm (concept). Một người dùng là một người với niềm tin, giấc mơ, và những nỗi đau mà họ muốn vứt bỏ. Nhà thiết kế trải nghiệm hiểu việc loại bỏ sự tồi tệ không chỉ là thứ mà con người mong muốn. Với họ – đơn giản là một nhiệm vụ mới cần được hoàn thành.

Thiết kế trải nghiệm là công việc tìm kiếm những điểm cảm xúc mà con người cần và đặt mục tiêu khi làm việc. Nếu thiếu đi sự hiểu biết, tự cho mình là công ty công nghệ tầm cỡ. Điều này khiến sản phẩm được tạo ra giống như phục vụ riêng mình. Những sản phẩm lấy đi thời gian (không ít sản phẩm như vậy) với giao diện khó khăn trong điều hướng.

Sự khác biệt giữa Ux và Ui

ux-designer-04

Sự khác biệt lớn nhất giữa Ux và Ui trước hết là mục tiêu, sau là tại sao bạn lại ở đó. Nó không hẳn loại trừ lẫn nhau, thực tế đôi khi có chồng lấn.

Công việc của Ux designer là bắt đầu với tâm lý học về người dùng. Anh/cô ấy phải nhớ về mục tiêu của sản phẩm là giải quyết vấn đề của con người – từ đó loại bỏ khó khăn trong cuộc sống của họ. Vì vậy mà Ux designer không cần phải biết code, nhưng họ cần biết lý do con người suy nghĩ, và điều gì dẫn dắt họ.

Con đường từ việc thấy vấn đề và giải quyết vấn đề là lúc giao diện người dùng bắt đầu trở nên quan trọng. Giao diện làm rõ đường lối, khiến nó dễ dàng cho người dùng đi theo. Thông thường nhiều công ty muốn designer làm cả hai việc này, vì giữa chúng có những liên kết. Khi người thiết kế phỏng vấn khách hàng về lĩnh vực nào đó, họ đưa ra phác thảo về cách khách hàng tiến hành – họ cũng đang làm UX. Làm việc với Ui là bắt đầu thời điểm xây dựng một chiến lược với những yếu tố đồ hoạ, những gì chúng ta đang gọi là wireframing.

Bạn có thể tham khảo thêm về wireframing trên Uxpin.

Bạn có thế thể hiểu những thách thức mà người thiết kế trải nghiệm đối mặt bằng việc đọc những case studies thực tế. Gabriel Tomescu (một người làm UX design tại Wave) đã viết rất cừ có tên The Anatomy of a Credit Card Form. Nó nói về việc phải trả lời các câu hỏi mà người dùng đưa ra tương tác, trước khi họ đưa ra quyết định mua. Đó là nơi Ux và Ui chồng lấn nhiều nhất – khi mà vấn đề được xác định rõ và cần giải quyết để con đường trở nên rõ ràng.

Bắt đầu học về Ux thế nào

Cách tốt nhất để học về Ux design là tạo ra một thứ của chính mình hoặc giúp ai đó hoàn thành sản phẩm của họ. Ngthề Ux hiện càng ngày càng nhiều và tăng thêm từng năm. Chưa bao giờ là quá muộn để bắt đầu học về Ux Designer ngay từ lúc này.

Nguồn : InDesign.vn
Dịch từ : thenextweb

14 thg 7, 2017

Graphics Design: con đường sự nghiệp


Bài viết gốc của Fifteen Design. Tony dịch và bổ sung một số thông tin cập nhật

Graphic Design là gì?

Graphic Design sử dụng hình ảnh và con chữ để diễn tả thông tin và ý tưởng

Thời gian làm việc?

Thông thường, 37 giờ một tuần, từ thứ hai tới thứ sáu. Khi deadline cận kề, làm thêm ngoài giờ (OT) là việc gần như bắt buộc

Tôi sẽ làm gì?

Công việc rất đa dạng. Tuy nhiên điểm chugn là ngồi lâu trước màn hình máy tính

Sản phẩm bao gồm:

  • Website, Application, Software
  • Packaging
  • Books and magazines
  • Branding
  • Advertising
  • Exhibitions and displays
  • Computer games

Kĩ năng cần thiết để trở thành Graphic Designer

  • Khả năng sáng tạo
  • Sự độc đáo
  • Sự linh hoạt
  • Sự bền bỉ
  • Sử dụng thành thạo các công cụ thiết kế như Photoshop, Illustrator, InDesign…
  • Khả năng hiểu nhu cầu khách hàng và tìm được giải pháp hợp lý
  • Kĩ năng làm việc nhóm
  • Kĩ năng sử dụng máy tính
  • Cảm nhận thẩm mỹ tốt
  • Có khả năng làm việc độc lập
  • Có khả năng làm việc nhiều dự án cùng lúc
  • Quen với việc thiết kế không được chấp nhận
  • Tự tin trình bày và giải thích ý tưởng
  • Tính chi tiết cao

Yêu cầu khi làm việc

Portfolio mạnh có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó thể hiện khả năng của bạn

Kinh nghiệm làm việc cũng là yếu tố thiết kế khi bước vào ngành vì nó cung cấp thông tin về những dự án bạn đã thực hiện xong, bên cạnh portfolio

Để nhận được sự đề bạt, bạn sẽ cần bằng cấp, chứng chỉ trong lĩnh vực thiết kế đồ họa hoặc các ngành liên quan tới nghệ thuật như Illustration, Visual Art, Photography, 3D Design, Communication Design, Film and Television. Phần lớn Graphics Designer có những chứng chỉ này để giúp cho việc thăng tiến dễ dàng hơn

Thái độ hăng hái và lạc quan cũng giúp bạn rất nhiều trong ngành này

LỘ TRÌNH SỰ NGHIỆP CỦA DESIGNER

Junior Graphic Designer

Công việc này tập trung phần lớn vào những việc vất vả mà các designer khác không muốn làm như lên layouts, vẽ logos, lặp lại quá trình vẽ logo, tinh chỉnh typefaces và màu sắc. Cũng có những giai đoạn brainstorming ý tưởng và phác thảo thiết kế. Tất cả được thực hiện dưới sự giám sát của Senior Designers. Việc này giúp bạn có cơ hội học tập và phát triển từ những người có kinh nghiệm hơn

  • Tỉ lệ hài lòng: Rất cao
  • Ưu điểm: Nói chung, môi trường làm việc tốt và cơ hội để gia tăng portfolio
  • Nhược điểm: Lương thấp và công việc không phải lúc nào cũng sáng tạo, thậm chí có chút buồn tẻ

Graphic Designer

Công việc này tập trung vào phạm vi rộng hơn, tham gia vào toàn bộ quá trình từ lên concept tới layout và artwork cuối cùng. Công việc bao gồm cả việc nói chuyện trực tiếp với khách hàng. Hàm lượng sáng tạo cao hơn Junior Designer nhưng vẫn dưới sự giám sát của Senior Designer

  • Tỉ lệ hài lòng: Cao
  • Ưu điểm: Công việc đa dạng và có tính sáng tạo cao
  • Nhược điểm: Bị căng thẳng vì client không biết tí gì về design và việc design bị từ chối

Senior graphic designer

Công việc này bao gồm một loạt các trách nhiệm phức tạp, từ gặp khách hàng tới kiểm soát toàn bộ chiến dịch quảng cáo. Công việc nói chung bao gồm mọi thứ từ lên concept và design từ đầu chí cuối. Các giám đốc (directors) sẽ theo dõi công việc của bạn. Tuy nhiên mức độ sáng tạo cao hơn hẳn và bị sẽ nắm đầu Junior và các Designers khác hoàn thiện các dự án lớn

  • Tỉ lệ hài lòng: Cao
  • Ưu điểm: Tự do sáng tạo hơn và kiểm soát toàn bộ dự án
  • Nhược điểm: Căng thẳng vì khối lượng công việc và thời gian làm việc

Studio Manager

Công việc này tương tự với Senior Graphic Designer nhưng tập trung hơn vào việc kiểm soát các công việc thiết kế khác nhau và công việc hàng ngày. Có trách nhiệm phân công công việc và có thể bao gồm tuyển dụng nhân sự, thực hiện đánh giá năng lực và điều phối nguồn lực để đảm bảo công việc của Designer có kết quả cao nhất

  • Tỉ lệ hài lòng: Rất cao
  • Ưu điểm: Vị trí chịu trách nhiệm và có khả năng phối hợp giữa các bộ phận với nhau
  • Nhược điểm: Căng thẳng vì phải quản lý nhiều thứ cùng lúc

Art Director

Đây là vị trí tranh cãi nhất trong một công ty Graphic Design. Sự tập trung chuyển dịch từ bản thân design sang vai trò marketing của Design nhưng vẫn có chỗ cho sự sáng tạo. Thường xuyên gặp gỡ khách hàng để xây dựng yêu cầu, làm việc với các Art Directors và Senior Designer để để đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng

  • Tỉ lệ hài lòng: Rất cao
  • Ưu điểm: Môi trường tốt và lương cao thể rất cao
  • Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian và rất căng thẳng

Lộ trình thăng tiến

Bí quyết thăng tiến

Con đường để thăng tiến thành công là phát triển các mối quan hệ và sự ghi nhận trong công việc

Phát triển sự nghiệp phụ thuộc vào tần suất thay đổi công việc để gia tăng kinh nghiệm và phát triển portfolio. Bạn cần tính toán kĩ trước mỗi cơ hội thay đổi công việc

Các công ty nhỏ hiếm có lộ trình cụ thể nhưng thường có môi trường làm việc tốt hơn công ty lớnanjBanj cũng có thể cân nhắc việc làm freelance để phát triển sự nghiệp.

  • Junior Graphic Designer thường mất 2-3 năm
  • Graphic Designer từ 3-5 năm
  • Rất nhiều Designer chọn con đường Freelance trong vòng 5-10 năm kể từ khi bắt đầu sự nghiệp

ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA IN-HOUSE, AGENCY VÀ FREELANCE

In-house

Team này nằm trong một tổ chức hoặc công ty lớn ví dụ nhà xuất bản, nhà bán lẻ, trường đại học, công ty in ấn bao bì và ngân hàng. Gần đây là các công ty công nghệ cũng phát triển team design rất nhiều

  • Ưu điểm: Lương cao và dễ dàng có sự thăng tiến nội bộ
  • Nhược điểm: Nói chung là môi trường kém đa dạng và tự do sáng tạo

Agency

Team phục vụ nhiều dạng khách hàng khác nhau. Có thể chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể như quảng cáo, truyền thông tập đoàn hoặc chỉ là graphic design nói chung

  • Ưu điểm: Công việc đa dạng hơn mong đợi
  • Nhược điểm: Lương thấp hơn và có ít sự thăng tiến nội bộ hơn

Freelance

Gần như tương đồng với công việc của Agency. Khác duy nhất ở điểm là bạn tự làm cho chính mình. Bạn tự phải tìm kiếm khách hàng và tự hoàn thành công việc

  • Ưu điểm: Có thể lựa chọn việc mà bạn thấy hứng thú
  • Nhược điểm: Thu nhập không ổn định. Có thể sẽ phải cân nhắc việc tìm kiếm công việc ổn định hơn

Vài lời khuyên cuối

  1. Đảm bảo CV được sắp chữ cẩn thận với layout thông thoáng, không sai chính tả và lỗi khoảng cách. Thiết kế sáng tạo có thể có ích nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro.
  2. Phát triển Portfolio cá nhân. Thỉnh thoảng điều chỉnh có phù hợp với công ty bạn ứng tuyển.
  3. Tích lũy càng nhiều kinh nghiệm càng tốt
  4. Mở rộng mối quan hệ
  5. Học tập không ngừng! Luôn cập nhật các công cụ và xu hướng thiết kế mới
  6. Hăng hái và lạc quan
  •  
  •  

Tự học design không qua trường lớp bài bản

Bài viết gốc của Karen Cheng. Dưới đây là bản dịch tiếng Việt.

Tôi đã có được công việc designer mà không cần tới trường học thiết kế. Tôi đã “hack” việc học design của tôi trong vòng 6 tháng trong khi vẫn đang đi làm fulltime một công việc khác. Tôi không nghĩ mình đã sẵn sàng nhưng tôi bắt đầu xin việc và cuối cùng tôi được nhận vào một start up đình đám, Exec.

Phải nói rõ rằng, tôi không giỏi giang xuất chúng như những người có nền tảng 4 năm đào tạo tại ngôi trường danh tiếng như RISD. Nhưng tôi đủ sức để hoàn thành công việc của mình. Tôi là designer duy nhất ở Exec, vì thế tôi làm đủ mọi việc – visual và interaction design, in ấn, web và thiết kế app.

Có thể bạn muốn thay đổi sự nghiệp và muốn trở thành fulltime designer.
Hoặc đơn giản là bạn muốn học một số thứ cản bản cho startup của bạn hoặc các dự án phụ.

Đây là cách tôi tự học thiết kế

Bước 1: Học cách quan sát 
Lỗi lầm lớn nhất là nhảy vào học Photoshop quá nhanh. Thành thạo Photoshop không biến bạn trở thành một designer, cũng giống như việc mua cọ vẽ không biến bạn trở thành người họa sĩ. Hãy bắt đầu với những thứ nền tảng.

Trước tiên, hãy tập vẽ

  • Bạn không cần phải ngồi trong một căn phòng với vài người họa sĩ khác để cố gắng vẽ một người phụ nữ khỏa thân.
  • You không nhất thiết phải vẽ đẹp. Chỉ cần học một số thứ căn bản để bạn có thể thỏa mái phác thảo với một cây bút.
  • Bạn chỉ cần làm một việc duy nhất: mua quyển sách You Can Draw in 30 days và luyện tập nửa giờ mỗi ngày trong vòng một tháng. Tôi đã xem qua nhiều cuốn sách về vẽ và cuốn này là một trong những cuốn hay nhất.

Học một số nguyên lý đồ họa cơ bản

  • Bắt đầu với cuốn sách Picture This. Đó là một quyển truyện về cô bé quàng khăn đỏ, nhưng nó cũng dạy bạn những điều căn bản về thiết kế đồ họa luôn.
  • Học về màu sắc, typography và thiết kế sử dụng lưới. Nếu có một lớp nào đó dạy bạn những thứ cơ bản này về thiết kế đồ họa thì bạn nên tham gia ngay.
  • Đọc qua một số hướng dẫn này mỗi ngày

Học một số kiến thức cơ bản về trải nghiệm người dùng

Học cách viết

  • Một designer không tốt để lại dấu hiệu nhận biết rất rõ ràng: mockups của họ được lấp đầy bởi các dòng chữ Lorem Ipsum. Một designer tốt là một người giao tiếp giỏi. Một designer tốt tư duy xuyên suốt toàn bộ trải nghiệm và chọn từ ngữ cẩn thận. Viết cho người bình thường đọc. Đừng viết dưới dạng ngôn ngữ hàn lâm để làm ra vẻ bạn đầy tri thức.
  • Hãy đọc cuốn Made to Stick, một trong những cuốn sách ưa thích nhất của tôi. Nó sẽ dạy bạn cách nắm bắt lấy người đọc.
  • Voice and Tone là một website cực kì thú vị, có vô vàn ví dụ về cách viết hay

Bước 2: Học cách sử dụng Photoshop và Illustrator
Hooray! Lúc này bạn đã có nền móng vững chắc rồi – cả visual lẫn UX. Bạn đã sẵn sàng để học Photoshop. Thật ra thì, tôi khuyến khích bắt đầu với Illustrator trước và sau đó chuyển sang Photoshop sau. Illustrator là công cụ để designer sử dụng trong việc tạo ra logo và icon

Learn Illustrator

  • Có hàng ngàn cuốn sách, hướng dẫn trên mạng và lớp học dạy Illustrator. Chọn cách học mà bạn thấy phù hợp nhất. Đây là một số cuốn sách tôi thấy đặc biệt hữu ích để học Illustrator căn bản:
  • Adobe Illustrator Classroom in a Book – siêu nhàm chán, nhưng nếu bạn đọc được quá nửa, bạn sẽ hiểu rất rõ về Illustrator
  • Vector Basic Training – Cuốn sách này dạy bạn cách làm cho mọi thứ trong Illustrator trở nên thực thực hấp dẫn
  • Và giờ là phần vui nhất! Làm theo các hướng dẫn trên mạng và tự gây ấn tượng cho mình bởi thứ bạn có thể làm. Đây là hai hướng dẫn tôi thích nhất logo và tranh phong cảnh.

Learn Photoshop

Bước 3: Học một số kiến thức chuyên sâu
Bạn muốn thiết kế mobile app? website? Infographics? Khám phá, làm thử và chọn ra thứ bạn thấy hứng thú và muốn mình tiến bộ hơn

Học thiết kế logo

  • Học cách tạo ra một logo dùng được: Logo Design Love
  • Bạn sẽ muốn đi xa hơn là một cái logo đơn thuần. Hãy học cách tạo ra một thương hiệu thống nhất – từ website tới card visit. Xem cuốn sách này, Design Brand Identity

Học thiết kế Mobile App

  • Bắt đầu với hướng dẫn này để bắt tay thực sự làm việc thiết kế đồ họa cho mobile apps
  • Đọc qua cuốn sách ngắn nhưng vô cùng cô đọng này về thiết kế iPhone: Tapworthy. Nó sẽ dạy bạn cách tạo ra một ứng dụng không chỉ đẹp mà còn dễ dùng nữa.
  • Đặt thử app lên điện thoại của bạn. Đừng hài lòng mà bắt đầu chỉ trích nó: chỗ nào hợp lý và chỗ nào thì chưa hợp lý?

Học thiết kế Web

  • Đọc Don’t Make Me Think để học cách tạo ra một website dễ dùng và thao tác
  • Đọc The Principles of Beautiful Web Design nếu bạn muốn có một website trông đẹp đẽ.
  • Liệt kê những trang web mà bạn nghĩ chúng được thiết kế đẹp. Ghi lại những điểm chung của mấy website đó.

Giờ thì câu hỏi muôn thuở là designer có nên biết HTML/CSS không: tùy vào công việc của bạn.

Tất nhiên biết HTML/CSS thì tạo cho bạn lợi thế khi ứng tuyển. Ngay cả khi bạn không phải là người lập trình web thì nó cũng giúp bạn có được những kiến thức cơ bản để bạn biết điều gì có thể và điều gì không?

Có một số nguồn để bạn học HTML và CSS:

  • Miễn phí thì tôi thích Web Design Tuts nhất
  • Trả phí thì là Treehouse ($25/tháng – cũng không quá nhiều phải không). Nếu bạn chưa biết gì và muốn được sự chỉ dẫn tận tình, hãy sử dụng Treehouse tutorials.

Bước 4: Xây portfolio
Bạn không cần tới một trường học design hoành tráng để có thể trở thành designer. Nhưng bạn cần phải có một portfolio chất lượng.

Làm thế nào để xây dựng portfolio nếu bạn chưa có gì trong tay? Có một tin tốt là bạn không nhất thiết phải làm việc trong dự án thật với khách hàng thật mới xây được portfolio. Tự tạo ra các dự án phụ để làm. Đây là một số ý tưởng:

  • Thiết kế một ý tưởng vui nhộn cho T-shirts
  • Tìm một trang websites thiết “nghèo nàn” và thiết kế lại
  • Có một ý tưởng về iPhone app? Phác thảo ra
  • Tham gia một team ở Startup Weekend và trở thành designer cho dự án cuối tuần
  • Vào các cuộc thi trên 99 designs để thực hành design dựa trên một yêu cầu có sẵn.
  • Thực hiện các bài tập thiết kế trong cuốn sách Creative Workshop
  • Tìm một tổ chức phi lợi nhuận và đề nghị thiết kế miễn phí cho họ

Vượt qua cám dỗ đưa hết tất cả mọi thứ bạn làm lên portfolio. Chỗ đó chỉ nên dành cho những thiết kế tốt nhất

Ăn trộm, ăn trộm, ăn trộm từ đầu. Đừng quá lo lắng về tính nguyên bản. Đó là điều tiếp theo bạn nghĩ đến, một khi bạn đã thoải mái thể hiện suy nghĩ của mình. Khi bạn học một nhạc cụ, bạn sẽ học chơi những bản nhạc của người khác trước khi soạn ra bản nhạc của chính mình. Design cũng như vậy. Steal like and artist

Lên Dribbble để tìm kiếm cảm hứng từ những designer giỏi nhất. Xem pttrns cho cảm hứng iOS và patterntap cho cảm hứng website

Bước 5: Kiếm việc design
Khi tôi bắt đầu học thiết kế, tôi đi tới một hội chợ việc làm cho designers. Tôi bước vào căn phòng toàn designers nhiều kinh nghiệm hơn tôi rất nhiều – 5, 10, 15 năm kinh nghiệm. Tất cả họ đang tìm việc. Đầy dọa dẫm. Rồi tôi tự học thiết kế và biết mình đang cạnh tranh với những designer có kinh nghiệm.

Và 6 tháng sau, tôi đã có một công việc thiết kế. Có một điểm khác biệt quan trọng giữa tôi và nhiều designers khác, thứ mà tạo cho tôi một lợi thế: tôi biết cách làm việc với lập trình viên.

Lý do lớn nhất để nâng cao khả năng được nhận của bạn là bạn có thể làm việc với lập trình viên. Học một chút về thiết kế tương tác. Học cơ bản về HTML và CSS. Designer trong lĩnh vực công nghệ (thiết kế tương tác, thiết kế web, thiết kế app) cực kì khan hiếm và được đãi ngộ cao. Có rất nhiều việc ở đó.

Nếu bạn không có bất cứ kinh nghiệm làm việc nào với lập trình viên, hãy học đi. Tới Startup Weekend, tham gia Hackathons hoặc là tìm một lập trình viên để cộng tác chung thực hiện một dự án.

Lập một trang web cá nhân và đặt portfolio của bạn làm trọng tâm

Tích cực ra ngoài và chủ động làm may mắn mỉm cười với mình – nói với mọi người rằng bạn đang tìm công việc thiết kế. Bạn sẽ không bao giờ biết được những lời này sẽ tới được tai ai.

Nghiên cứu các công ty và agency mà bạn quan tâm. Tìm các mối quan hệ với người làm việc ở đó thông qua các kết nối trung gian để nhờ họ giới thiệu. Cách tốt nhất để có một công việc là thông qua các mối quan hệ. Nếu bạn không có quan hệ, cũng có nhiều cách khác để bạn tự tạo lợi thế cho mình.

Khi bạn đã có được công việc, hãy tiếp tục học
Tôi đã ở Exec được một năm và cũng đã học được vô số thứ từ công việc. Tôi tìm kiếm các designers tài năng hơn mình và học hỏi từ họ. Tôi kiếm các lớp học design (online có thể là Skillshare, General Assembly, Treehouse, Tutsplus). Tôi làm các dự án phụ. Tôi quan tâm tới khu vực sách thiết kế ở các hiệu sách.

Và còn nhiều thứ nữa để học và cải thiện.
Giữ có kĩ năng sắc bén và luôn luôn không ngừng học tập.