Trang

27 thg 7, 2011

Design a logo of letters - thiết kế logo dạng chữ !

Rất nhiều ký hiệu hay biểu tượng công ty có dạng chữ theo kiểu Ligatures - nghĩa là ràng buộc, liên kết. Như ràng buộc với thành công trong kinh doanh. Chúng khá đẹp và đơn giản, nhỏ gọn. và chúng cũng khá vui nhộn - chúng là dạng viết tắt ( initials) ! Vài chữ thì có liên kết với 1 kiểu chữ nhưng ko phải tất cả đều như thế. Một số thì có liên kết với chữ thường chứ ko phải chữ hoa. Cùng với điều đó là những cách ghép từ phù hợp để tạo thành những cặp từ(letters) phù hợp với nhau, và tạo ra 1 biểu tượng đẹp . Sau đây xin giới thiệu 1 vài cách kết hợp :

1 2


3



1, Sử dụng chung đường viền
Có rất nhiều dạng cặp chữ có kết nối tự nhiên. Chúng có các phần giống hệt nhau hay những phần đồng dạng như đường bao ngoài của 1 bao tay. Hãy bắt đầu với những chữ có liên kết dễ hình dung nhất nào - đó là những chữ có đường viền giống hệt nhau .


4

HK là 1 cặp lý tưởng, mỗi từ là riêng biệt với nhau, nhưng chúng liền kề và giống hệt nhau.Liên kết bằng cách loại bỏ 1 trong hai thân tiếp giáp nhau. hai mầu cho cặp chữ phải có tính nhấn mạnh chữ còn lại. Đây là 1 cách tốt để xử lý từ viết tắt trong đó từ thứ 2 là quan trọng hơn .

2, Đường viền giống hệt nhau - Almost identical strokes
Cũng khá tương tự như cách trên,những cặp chữ như UR thoạt nhìn thì ko hẳn có đường nét chung giống hệt nhau, nhưng chúng lại thường có điểm chung tự nhiên với nhau. Để liên kết gần hơn, bạn phải cắt bỏ 1 vài phần, như ở ví dụ này thì đó là bỏ bớt 1 chân ở chữ R và thêm vào đó là 1 phần của chữ U , điều này khá dễ dàng và nhận ra ở những font chữ có chân .


5

3, Kết hợp theo trục thẳng đứng
1 đường cắt thẳng đứng đơn giản là kỹ thuật cho kiểu kết hợp này. Khi cắt theo trục thẳng đứng 1 chữ như chữ A bên dưới, và kết hợp với cạnh đứng của chữ B ,tạo ra 1 biểu tượng đẹp và đơn giản.

6

Nếu đường viền của chữ không hợp với nhau ...

7

Trong ví dụ bên trái , chúng ta hãy thử thay đổi kiểu chữ, ví dụ như chữ thường sẽ khác biệt lớn với chữ hoa, và rất nh chữ không liên kết với các chữ còn lại. Như 1 quy luật, chữ thường sẽ truyền đạt 1 kiểu ko chính thức, và nhiều hình thức hơn.

Trong ví dụ bên phải, bạn hãy thử với kiểu font chữ khác.Cũng tương tự, các từ ko liên kết trong 1 kiểu chữ có thể liên kết với các từ của kiểu chứ khác. Hãy thử thật nhiều. Các kiểu chữ có thể là quá cách điệu cho việc sử dụng thường xuyên sẽ tạo kết nối tốt .


4, Chữ hoa và chữ thường
Chữ hoa có thể liên kết với chữ thường và cho kết quả tốt.1 chữ hoa có thể sẽ ko liên kết với đc với những yếu tố khác , bởi chúng ko có thân. Nhưng với 1 chữ thường thì khác, vì nó có đặc tính riêng - như chữ i- nó có dấu chấm như 1 yếu tố dễ kết nối và có thể kết nối với những chữ khác.

8

Khoảng cách như thế nào là vừa đủ ?
ở đây, chữ i thường đã được cách điệu để liên kết với 1 chữ M hoa. Những chữ có thể phân biệt bởi khoảng cách, mầu sắc, loại chữ, hay bất kì sự ghép, hợp nào .


5, Giao thoa theo chiều ngang chữ.
Một vài cặp chữ chia sẻ cùng yếu tố chiều ngang ở trên đỉnh chữ, là những yếu tố dễ dàng để liên kết.Tương tự, một vài kiểu chữ như chữ có chân thì kiểu kết hợp này càng tăng và càng dễ kết hợp.đặc biệt những chữ có yếu tô chân dày và lớn.

9

vài dạng chữ ko chân cũng có thể kết hợp đc kiểu này,nhưng khi kết hợp cần thêm các yếu tố ngoài để tăng độ ấn tượng và bắt mắt cho logo. Nhưng tốt hơn cả vẫn là dùng font có chân cho cách kết hợp này .

6,Đường giao giữa chữ .
Nhiều chữ như : ABEFHPR, có kết cấu đường giao giữa thân, và đây cũng là 1 yếu tố tốt để kết hợp hoặc với từ khác và để nhấn mạnh thì nên có thêm đường cắt ở phần giao để làm rõ ý của việc kết nối. và để phân biệt rõ ràng giữa những ký tự này thì nên dùng mầu.

10

Chìa khóa của kỹ thuật này là giữ sự riêng biệt giữa các dạng chữ. Bạn có thể làm hai chữ tách biệt bằng mầu sắc như hình bên trên, hay chỉ bằng 1 mầu kết hợp với 1 khe hở cắt giữa hai đường giao nhau của thân chữ( hình trên bên trái)

7, Loại bỏ 1 phần hoặc của yếu tố chữ.
với những font chữ đặc biệt đc cấu tạo bởi những nét dầy và mỏng khác nhau, thì việc kết hợp kiểu này khá phổ biến, ta có thể lợi dụng sự đặc biệt của chữ bằng cách loại bỏ phần mỏng của chữ đi để tạo ra 1 hiệu ứng đẹp .xem hình dưới .

11

ở chữ A, font gốc được cấu tạo từ 2 chân ,dày và mỏng, khi kết hợp với chữ S ,thì ta loại bỏ chân mỏng đi nhưng khi kết hợp phần bị loại bỏ đi được hiểu chìm và tạo ra hiêu ứng đẹp.

8, Loại bỏ 1 phần nhỏ của chữ.
Những chữ có góc nghiêng lớn và có cấu tạo có độ dốc lớn như : K, F, Y, T, V , W, Z cho phép áp dụng kiểu này để kết hợp, mà ko làm ảnh hưởng tới phần nghĩa của từ đó. đó là các font có chân , chúng tạo ảo giác như 1 khuôn. Những đường( cạnh- nét của chữ), bị ngắt luôn đc đổ đầy bằng phần thị giác của mắt ng nhìn.

12

Phần âm bên trong chữ.
Không gian âm là vùng bên trong và xung quanh chữ.Chúng có hình dạng và thể tích(khối) và luôn tác động tới nhận thức ng nhìn. Phần không gian âm luôn hiện hữu . trong 1 thiết kế tốt thậm chí chúng còn đóng vai trò chủ đạo như trong vài vd.

9, Đảo vùng (reverse the field)
Đặt không gian âm lên trên không gian dương. Đổ mầu cho chữ vùng không gian dương ở đằng sau. Rồi đảo ngược chữ thứ 2 ra ngoài vùng. Hiệu ứng đặc biệt này ứng dụng tốt nhất với 3 ký tự.

13

10, Cắt cúp ( crop)
Ánh nhìn của ng nhìn sẽ bị giữ lại chốc lát với kiểu thiết kế này. Lược bớt hay xén bớt phần đáy của chữ và bắt ng xem phải tự hình dung nốt phần bỏ đi đó,chính là cách thiết kế của kiểu này. Sau đó, chỉ việc thêm nội dung - ví dụ - như tên công ty hay những thông tin ngẵn bên dưới hoặc yếu tố đồ họa vào để tạo khoảng trống ngắn với phần chữ (thông tin) chính.

14

11, Theo dòng chảy trắng.
Tạo 1 yếu tố thị giác hấp dẫn, như việc tạo 1 khoảng cách. Khoảng cách tách rời nhau, tạo ra 1 đường (dòng) kẻ trắng ở giữa mềm mại và suông theo hướng mắt nhìn.

15

12, Đứt liên kết và gắn lại bằng 1 yếu tố khác
Tạo ra 1 mối ràng buộc độc đáo như trong hình vẽ(chữ T). Mối liên kết với 1 cánh tay của chữ T, và gắn nó với "người bạn" - chữ bên cạnh. tạo nên sự kết hợp độc đáo.

16


13, cài vào nhau, khóa vào nhau (interlock)
Những chữ có cấu tạo như đường tròn được lồng tự nhiên vào 1 đường tròn khác trông như 1 yếu tố 2 trong 1.

17

14, chồng mờ - overlay
1 sự thay thể đơn giản để lồng vào nhau là đặt 1 chữ lên 1 chữ khác, liên kết bằng 1 vùng chung, hay nét chữ chung. Mầu sắc được hòa trộn để hai chữ ghép chung thành 1 chữ.


18


15, Gạch nối, đường nối - Build bridges
Với kỹ thuật này, đó là kiểu che đi những vùng ghép, vùng nối giữa hai chữ bằng 1 yếu tố đồ họa hoặc 1 loạt các đường kẻ, tạo sự vui nhộn, hấp dẫn và vui vẻ.


19

Lay on top - đặt lên vùng trên đỉnh,trên cao.
Paste into - dán vào trong
Replace letters parts - Lược bỏ 1 phần chữ
Fill a space - đổ đầy khoảng không


16, Kiểu mờ nhạt
vùng mờ nhạt mềm. đó là cách tạo ra 1 hiệu ứng mỏng nhạt trên mảng chung nhạt bằng chồng mờ trên 1 hay nhiều kí tự chữ. ở đây 3 ký tự chữ có độ mờ nhạt được thiết lập 50% ( opacity).

20

17, Đặt mầu trên vùng không gian dương
Cuối cùng là việc kết nối những chữ - kí tự chữ khó liên kết với nhau. để cố liên kết chúng với nhau bằng việc dùng mầu nền, đặt những kí tự lên 1 vùng mầu, và đổ mầu cho vùng không gian dương, bạn có thể có được nhiều kết quả .

21


Lược dịch từ Before and After : How to design a logo of letters

TẠO 1 BẢN HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LOGO


Khi bạn thiết kế một logo cho bất kỳ một công ty hay doanh nghiệp nào đó, không phải chỉ làm rồi đưa logo đó cho khách hàng là xong. Ngoài những kỹ thuật ban đầu, bạn cần phải tạo một quyển hướng dẫn sử dụng logo đi kèm. Các hướng dẫn này bao gồm những thông tin toàn diện về cấu trúc của logo, màu sắc, kích thước, font chữ và các tình huống sử dụng logo khác nhau. Tất cả được gói gọn trong một file PDF để có thể gửi cho khách hàng hoặc in ra một cách dễ dàng.

Đối với từng doanh nghiệp mà chúng ta có những cách thể hiện cuốn hướng dẫn khác nhau, tuy nhiên, ở bài viết này, mình chỉ nói đến những thứ cơ bản và cần thiết nhất xung quanh logo, ngoài ra các bạn có thể mở rộng hơn, đặt nó vào những trường hợp khác nhau để đẩy mạnh cho thương hiệu bạn đang xây dựng.

Cấu trúc của Guideline

Thông thường, một cuốn guideline sẽ có 3 phần chính :

  • Introduction : giới thiệu về doanh nghiệp
  • Basic system : bao gồm logo, tên công ty, slogan, màu sắc, font chữ
  • Application system : những hệ thống đẩy mạnh thương hiệu như Stationary (bộ giấy văn phòng, name card, giấy viết thư, giấy fax, phong bì, v.v…), bảng hiệu, xe cộ, đồng phục, nội thất, quảng cáo, sản phẩm, bao bì

Với mục Introduction thì tùy thuộc vào mỗi công ty, do đó mình sẽ ko đề cập tới nó trong bài viết này. Sau này mình sẽ nói cụ thể hơn và 2 phần còn lại của cuốn guideline. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn.

Basic System

Để có được một logo ưng ý, điều đầu tiên các bạn cần là phải research thật nhiều, xem và tìm kiếm thông tin thật nhiều. Các bạn nên tìm hiểu về những công ty khác có lĩnh vực hoạt động giống với công ty của mình, xem những đối thủ cạnh tranh họ đã làm được những gì để mình có thể kiếm được sự khác biệt, gây ấn tượng đối với người tiêu dùng.

Kế đến, các bạn đừng vội ngồi vào máy liền, mà hãy chuẩn bị cho mình vài tờ giấy và cây viết để thực hiện brainstorming, viết ra hết những gì cần thiết cho logo của mình để từ đó tìm kiếm ý tưởng. Sau đó các bạn cần vẽ phác thảo, vẽ càng nhiều ý tưởng khác nhau càng tốt, để rồi cuối cùng chọn lọc ra cho mình một giải pháp hữu hiệu nhất.

Sau khi có được giải pháp, các bạn nên sử dụng một hệ thống lưới để tính toán tỉ lệ của nó sao cho thật chặt chẽ, hoàn hảo để logo được đẹp mắt và chuyên nghiệp hơn. Modular grid là lựa chọn tốt nhất trong trường hợp này.

Sau khi có được symbol mark, biểu tượng cho công ty, các bạn tiếp tục sketch logo type, hoặc tìm kiếm một font chữ nào đó thích hợp để sử dụng đi kèm chung với symbol mark. Tất cả cũng đều phải được tính toán tỉ lệ tương ứng một cách chính xác.

Khi đã có được những thứ cần thiết, bước tiếp theo, chúng ta cần tính toán để kết hợp symbol mark và logo type chặt chẽ lại với nhau, tạo nên logo cho công ty của bạn, khoảng cách giữa các yếu tố cần được thể hiện một cách rõ ràng

Đến đây thì có lẽ chúng ta chỉ cần chọn màu sắc là đã có thể hoàn thành được một cái logo ưng ý

Mỗi logo đều cần được bảo tồn tính nguyên vẹn của nó, chúng ta cần xác định khoảng cách tối thiểu từ cạnh của logo đến không gian chứa nó, có như vậy, chúng ta sẽ tránh được những trường hợp đặt quá sát lề, khi cắt hay gấp lại sẽ làm mất đi một phần nào đó của logo, không còn giữ được tính nguyên vẹn ban đầu của nó.

Ở trường hợp này, khoảng cách được xác định bằng chiều cao của symbol mark hoặc 1/2 chiều cao của nó

Vì logo được sử dụng rộng rãi ở mọi kích thước, nên bạn cần xác định kích thước nhỏ nhất khi sử dụng logo. Ở một mức nào đó cho phép, logo của bạn vẫn còn có thể được nhận ra dễ dàng, chứ nếu thu nó lại quá nhỏ, sẽ không còn ai nhìn ra được logo nữa

Tiếp theo, bạn trình bày một cách chính xác và rõ ràng thông số màu của logo, quy định logo chỉ được sử dụng những màu này, tránh trường hợp người dùng thay đổi màu logo một cách vô ý

Không phải bất cứ lúc nào logo của bạn cũng được in ấn đầy đủ màu sắc, có những trường hợp không thể in màu, chỉ sử dụng trắng đen, do đó bạn cũng cần phải xác định logo được sử dụng với cấp độ xám như thế nào là hợp lý

Và xác định những tone màu nền bạn có thể sử dụng

Ngoài ra, như mình đã nói ở trên, mỗi logo đều phải giữ tính nguyên vẹn của nó, người dùng không được quyền thay đổi bất kỳ một yếu tố nào của logo, bạn nên đặt ra một vài trường hợp sử dụng sai để làm ví dụ

Cuối cùng là typeface sử dụng cho doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp chỉ nên sử dụng 1 hoặc 2 typeface để thống nhất. Trong trường hợp này, Rossate chỉ sử dụng 1 typeface là Frutiger. Size chữ thì tùy trường hợp sử dụng, bạn cũng có thể đưa ra từng trường hợp cụ thể sẽ sử dụng trong khoảng size bao nhiêu đến size bao nhiêu tùy theo mục đích sử dụng của bạn.

Application System

Như mình đã nói ở trên, application system là một hệ thống bao gồm rất nhiều thứ. Do đó, mình chỉ trình bày một vài trường hợp thông dụng, bạn có thể tự đưa ra cho mình nhiều trường hợp khác nhau nữa.

Với bộ giấy văn phòng, bạn cần xác định khoảng cách giữa các yếu tố, font chữ, size chữ, màu sắc được sử dụng như thế nào

Đây là kích thước và những yếu tố cần thiết của name card

Bạn cũng nên phối cảnh hoặc làm cách nào đó để thể hiện cho người khác thấy thành phẩm của chúng khi hoàn thiện sẽ trông như thế nào, có như vậy người dùng sẽ dễ hình dung hơn.

Với đồng phục của nhân viên, có thể chia ra nhiều cấp bậc : giám đốc, nhân viên văn phòng, lao công, công nhân, nam – nữ, v.v… tùy vào công ty của bạn lớn hay nhỏ, chia nhiều cấp bậc hay không, mỗi cấp bậc bạn nên trình bày rõ ràng trang phục cho cả nam lẫn nữ

Đối với hệ thống bảng hiệu cũng tùy thuộc vào quy mô của công ty nên cũng chia ra nhiều loại

  • Ký hiệu phía trước (bảng hiệu)
  • Ký hiệu bên ngoài
  • Ký hiệu bên trong
  • Hệ thống chỉ dẫn
  • Hệ thống ký hiệu khu vực công cộng
  • Hệ thống phân loại từng bộ phận trong công ty
  • Xe cộ dùng cho doanh nghiệp thường có 4 loại : xe 4 chỗ, xe 12 – 15 chỗ, xe tải, xe du lịch lớn (45 chỗ). Tùy vào công ty mà bạn trình bày những loại xe công ty có thể sử dụng

Ngoài những thứ trình bày ở trên, các bạn còn có thể trình bày thêm về những yếu tố sau

  • Nội thất : bao gồm kiến trúc bên ngoài và trang trí nội thất bên trong (bàn ghế, màu sắc)
  • Bao bì : túi xách shopping, bao bì hộp, thùng carton, v.v…
  • Advertising : hệ thống quảng cáo cho doanh nghiệp, brochure, poster, print ads, v.v…
  • Website : hệ thống website của doanh nghiệp.
-----------------------------------------------------------------------
You can check my portfolio here !

-----------------------------------------------------------------------
Source:




thuyuyen.info