Trang

28 thg 10, 2010

Đừng ngại lời đánh giá




1.

Ngày xưa, có một họa sĩ tên là Ranga, một người siêu việt, vẽ được rất nhiều kiệt tác đáng ghi nhớ khiến ai cũng đều khen ngợi.

Ông mở một lớp học mỹ thuật để dạy nghề cho mọi người và cũng để tìm đệ tử nối nghiệp. Ông không mấy khi khen ngợi ai, cũng không bao giờ đề cập đến thời gian của khóa học. Ông nói, một học trò chỉ có thể thành công khi ông hài lòng với kỹ năng và hiểu biết của người đó. Ông truyền cho học trò những phương pháp đánh giá, ước định của ông, và chúng cũng độc đáo như những tác phẩm của ông vậy. Ông không bao giờ thổi phồng tầm quan trọng của những bức tranh hay sự nổi tiếng, mà ông luôn nhấn mạnh đến cách xử sự, thái độ với cuộc sống của học trò.

Trong một số lượng lớn học trò, Rajeev là một người có tài nhất, chăm chỉ, sáng tạo,nên anh ta tiếp thu nhanh hơn nhiều so với các bạn đồng môn. Ông Ranga rất hài lòng về Rajeev.

Một ngày kia, sau bao nhiêu cố gắng, Rajeev được ông Ranga gọi đến và bảo:

- Ta rất tự hào về những tiến bộ mà con đã đạt được. Bây giờ là thời điểm con làm bài thi cuối cùng trước khi ta công nhận con thực sự là một họa sĩ tài năng. Ta muốn con vẽ một bức tranh mà ai cũng phải thấy đẹp, phải khen ngợi.


2.

Rajeev làm việc ngày đêm, trong rất nhiều ngày và đem đến trình thầy Ranga một bức tranh tuyệt diệu. Thầy Ranga xem qua rồi bảo:

- Con hãy đem bức tranh này ra đặt ở quảng trường chính, để tất cả mọi người có thể chiêm ngưỡng. Hãy viết bên dưới bức tranh là tác giả sẽ rất biết ơn nếu bất kỳ ai có thể chỉ ra bất kỳ sơ suất nào trên bức tranh và đánh một dấu X vào chỗ lỗi đó.

Rajeev làm theo lời thầy: đặt bức tranh ở quảng trường lớn với một thông điệp đề nghị mọi người chỉ ra những sơ suất.

Sau hai ngày, Ranga đề nghị Rajeev lấy bức tranh về. Rajeev rất thất vọng khi bức tranh của mình đầy dấu X. Nhưng Ranga tỏ ra bình tĩnh và khuyên Rajeev đừng thất vọng, cố gắng lần nữa. Rajeev vẽ một kiệt tác khác, nhưng thầy Ranga bảo phải thay đổi thông điệp dưới bức tranh. Thầy Ranga nói phải để màu vẽ và bút ngay cạnh bức tranh ở quảng trường và đề nghị mọi người tìm những chỗ sai trong bức tranh và sửa chúng lại bằng những dụng cụ để vẽ ấy.


3.

Hai ngày sau, khi lấy tranh về, Rajeev rất vui mừng khi thấy bức tranh không bị sửa gì hết và tự tin đem đến chỗ Ranga. Ranga nói:

- Con đã thành công vào ngày hôm nay. Bởi vì nếu chỉ thành thạo về mỹ thuật thôi thì chưa đủ, mà con còn phải biết rằng con người bao giờ cũng đánh giá bừa bãi ngay khi có cơ hội đầu tiên, cho dù họ chẳng biết gì về điều đó cả. Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng. Con người thích đánh giá người khác mà không nghĩ đến trách nhiệm hay nghiêm túc gì cả. Mọi người đánh những dấu X lên bức tranh đầu tiên của con vì họ không có trách nhiệm gì mà lại cho đó là việc không cần động não. Nhưng khi con đề nghị họ sửa những sơ suất thì không ai làm nữa, vì họ sợ bộc lộ hiểu biết- những thứ mà họ có thể không có. Nên họ quyết định tránh đi là hơn. Cho nên, những thứ mà con phải vất vả để làm ra được, đừng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi đánh giá của người khác.

25 thg 10, 2010

cinematographer or director of photography ??!

khái niệm cơ bản của cinematography là một ng quay phim sử dụng máy quay phim ghi lại các chuyển động (kết hợp nghệ thuật và kỹ thuật nhiếp ảnh) . Hay còn gọi chung là Director of photography (DP) là người chỉ định giám sát các cảnh quay và giải quyết các vấn đề liên quan tới camera,ánh sáng, diễn viên nghệ sỹ ,hình ảnh . Hai thuật ngữ này còn đang bị tranh cãi bởi có ng cho rằng nó là một ,xong tùy trường hợp mà có thể coi như vậy . Do đó ,hai thuật ngữ này còn đc dùng thay thế cho nhau. DP còn đc dùng trong đạo diễn hình ảnh cho truyền hình .Mặc dù đc dùng thay thế cho nhau ,nhưng trong những trường hợp cv đòi hỏi thì khó có thể hiểu một cách rõ ràng ,tách biệt đc. có 3 điều cần thiết để biết làm một DP tốt là : training ,experience,good eye(mắt quan sát tốt) .Có rất nh ng chọn làm một DP trong trg học điện ảnh,việc có một con mắt quan sát tốt là rất quan trọng . DP là ng làm việc trực tiếp với máy quay, và phụ trách ánh sáng,với designer,trang phục va hóa trang ,make up ....
DP và director thường là những ng đưa ra quyết định cuối cùng trong việc cắt cảnh , cả hai phải lv cùng nhau để đạt đc hiệu quả như mong muốn. DP sẽ áp dụng các kỹ thuật quay để tạo ra các hình ảnh như mong muốn của đạo diễn Đôi khi, mối quan hệ giữa DP và D có những confict, bởi nếu một DP tài năng có thể chỉ đạo tối thiểu một cảnh quay mà ko cần tới sự giám sát của D . ngc lại Nếu một D hiểu biết sâu về photography sẽ can thiệp sâu vào chức năng và bổn phận của DP và do đó cv của hai ng sẽ confict .... to be continue

18 thg 10, 2010

10 cách để tăng hiểu biết và nâng cao kỹ năng



1. Tham gia nhiều nhất có thể vào các hoạt động cộng đồng nghệ thuật

Không ai ko biết về website art nổi tiếng deviantart ko là duy nhất về cộng đồng art. .... cũng có các trang như behance.net, foundmyseft.com , flickr.com , artician.com ...

http://www.foundmyself.com/
http://www.flickr.com/
http://www.artician.com/
http://conceptart.org/
http://www.cgsociety.org/
http://www.redbubble.com/
http://creattica.com/
Đừng quan tâm về giao diện của nó hay ai quản lý và điều hành nó ... trong thế giới nghệ thuật thì nó là ích kỷ .
Mỗi khi bạn join vào các trang nhu thế bạn có thể nói chuyện và đặt câu hỏi các điều về những sản phẩm của bạn nếu như họ đã biết bạn đủ lâu .đừng hỏi trực tiếp như kiểu : "hey, nhìn thấy profile của tôi ko? tốt chứ ? " bởi sẽ làm phiền ng khác với cách đặt câu hỏi như thế .
bạn cũng nên đánh dấu các trang đó lại và đừng lãng quên nó ở đó,bởi nếu bạn lãng quên nó đi mng sẽ ko biết bạn là ai và nó sẽ ko tốt cho việc phát triển của bạn về nghệ thuật .

2. Hãy cho đi và nhận lại

Khi bạn tham gia vào cộng đồng nghệ thuật , ví dụ như deviantARt ,bạn tới tham gia ,và fav cho các tp? cũng như bình luận vào tp của mng.
Trc tiên : bạn sẽ update những tin tức mới nhất. có thể chúng sẽ tự động báo cho bạn về các cuộc thảo luận hấp dẫn và sites (như việc một ai đó làm một thông báo về việc : .... tôi đã .... bỏ phiếu cho tôi ,please vote for me ! " )

Sau đó , họ sẽ bắt đầu chú ý tới bạn.và tin tưởng bạn hơn sau đó có thể họ sẽ quay lại và fav cho artwork của bạn,hoặc cmts ....

Đúng thế, mỗi khi bạn là một ng mới tới và bạn nghĩ rằng Gallery Moderators là quá cao và ngoài tầm với của m. tôi thấy điều này ở những ng bạn tôi ở site này . Và từ lần này tới lần khác, tôi thấy bất kỳ một gallery nào hay tôi đều tìm cách quay lại .

3, Rốt cuộc mọi ng sẽ chú ý tác phẩm của bạn và bình luận tp của bạn, đây là thời điểm nhận ý kiến phản hồi .

Hãy lắng nghe thông tin mng phản hồi về tp của bạn .
nó có thể là điều dễ nghe hoặc những ý kiến chê bai tồi tệ , hãy đặt câu hỏi tại sao và điều đó sẽ giúp bạn tiến bộ hơn trong tk . Đương nhiện bạn sẽ luôn muốn nghe : " Ôi ,làm sao tôi có thể làm đc thế ? show me " nhưng tôi chắc chắn ko pải lúc nào bạn cũng đc nghe nó . ^^

You alone have 2 eyes and see things differently than other people do..-bạn chỉ có hai mắt và thấy những điều khác biệt so với ng khác làm .

4, Tham gia vào nhóm artgroups
Khi có nh ng biết bạn hơn và làm bạn chậm bắt đầu phát triển hơn ... hãy tham gia vào nhóm các nghệ sỹ artgroups !
Mỗi artgroup sẽ có những tác phẩm theo chủ đề mở .do đó, tác phẩm của bạn sẽ đc biết tới trên site của họ và đc link tới deviantART để mng có thể xem chúng .


.Bạn phải đăng tải tác phẩm và khi họ chấp nhận bạn thì bạn có 90% cơ hội để cải thiện kỹ năng .
Còn khi họ ko chấp nhận thì bạn phải lv nh hơn để họ chấp nhận bạn .Hãy thắc mắc ý kiến phản hồi đó và hỏi tại sao họ lại ko chấp nhận bạn .
Nếu họ trả lời " chúng tôi sẽ cần phải xem thêm bản gốc " và vẫn ko đc chấp nhận thì đừng quên hỏi họ tại sao lại vậy , điều đó thể hiện việc quan tẩm của bạn và mong muốn thực sự đc gia nhập nhóm .
dù sao đi nữa khi bạn đc chấp nhận ,các nghệ sỹ khác cũng sẽ dõi theo bạn và đưa ra các ý kiến phản hồi , một cách chậm thôi.bạn sẽ biết nh hơn và có thể bạn nên tham gia vào 2 artgroups .

5. trang của riêng bạn và danh thiếp
nó là tất cả để làm bạn tốt hơn, vậy hãy làm một trang cá nhân các sản phẩm bạn đã làm .
ở đó mng có thể thấy cv của bạn và các tp.đừng quên việc mng có thể liên lạc với bạn ntn nhé .

Miệng truyền miệng cũng là một cách truyền thống tốt để phát triển kỹ năng nghệ thuật .
Nhưng mng cũng sẽ dễ dàng quên đi cuộc hội thoại sau vài ngày và hãy gửi họ danh thiếp của bạn .
Hãy chắc rằng danh thiếp trông đẹp và sạch sẽ chuyên nghiệp .bạn sẽ pải ngạc nhiên với điều mà chiếc danh thiếp nhỏ bé đó mang lại .

có thể khi bạn có đc vài khách hàng và bạn đã thực hiện cv tốt cho họ và họ happy với nó thì việc họ sẽ quay lại tìm bạn cùng dịch vụ của bạn.hoặc họ sẽ nói với bạn của họ về bạn và dịch vụ của bạn .


6. tạp chí .... T-Shirts ... Expositions...
Đầu tiện ,khi bạn ko








16 thg 10, 2010

Nghề Thiết kế - Tốt nước sơn hơn tốt gỗ?

"Tốt nước sơn hơn tốt gỗ", nghe thật ngược đời phải không các bạn? Nhưng đối với một số ngành nghề, câu "tục ngữ ngược" trên lại khá là chính xác.


Điển hình là nghề thiết kế đồ họa- một nghề đang "hot" trong giới trẻ. Vậy việc thiết kế đồ họa là công việc gì? Chắc hẳn là họ sẽ thiết kế một cái gì đó. Và cái gì đó chính là mọi thứ chung quanh ta: từ bao bì của hàng tiêu dùng hàng ngày cho đến các mẫu quảng cáo trên báo đài, các băng rôn giăng đầy các ngã tư, các tờ rơi chào mời mua hàng... hay gần hơn là các nhãn chai lọ trong bếp, trong toilet, các họa tiết trên chén bát, các mẫu logo trên đồ gia dụng,ngay cả bảng chỉ dẫn đường, các biển hiệu giao thông,... đâu đâu cũng có sự hiện diện của đồ họa. Hãy thử tưởng tượng một thế giới không có đồ họa sẽ như thế nào? Chắc hẳn sẽ là một mớ hỗn độn mang một sắc xám chán nản.

Hiếm ai nhận ra đồ họa (không phải designer) dù rằng nó hiện diện ở đó, một bảng chỉ dẫn dễ hiểu, một tờ báo trình bày dễ đọc, một website mua hàng thuận tiện, một bìa đĩa CD bắt mắt, một con tem giới thiệu được cả nền văn hoá...

Đã có người từng nói, thiết kế đồ họa giống như uống một ly rượu vang. Không ai lại uống một loại rượu tuyệt hảo trong một cái ly bình thường bất kỳ nào, rượu sẽ trở nên ngon miệng và ngon "mắt" hơn khi được uống trong một chiếc ly phù hợp. Thiết kế đồ họa chính là cái ly chứa rượu ấy. Chuyên viên đồ họa tạo một vỏ bọc, một bề ngoài bắt mắt hơn cho sản phẩm bên trong nó. Tôi đã từng thấy nhiều người chọn mua những loại xà phòng với bao bì hấp dẫn với giá mắc hơn những sản phẩm cùng loại, mà không quan tâm nhiều đến chất lượng xà phòng bên trong.

Thiết kế là làm nghệ thuật- nghệ thuật mỹ thuật, là sự kết hợp giữa mỹ thuật và công nghệ, tuy nhiên, không phải vì vậy mà các chuyên viên thiết kế đồ họa là người làm việc luông tuồng, tùy hứng và ngẫu nhiên. Họ phải nắm vững các niêm luật căn bản sau:

1. Đồng nhất: Đồng nhất là tính tương đồng và thống nhất giữa các phần tử trong mẫu thiết kế.
2. Tương phản: Tương phản là sự khác biệt giữa các phần tử trong mẫu thiết kế.
3. Nhóm: Nhóm là sự sắp xếp các phần tử tương đồng gần nhau để tạo một quần thể hoặc mảng thống nhất.
4. Cân bằng: Cân bằng là trạng thái phân bổ về sức nặng và tỷ lệ giữa các phần tử trong mẫu thiết kế.
5. Liên tục: Liên tục thể hiện sự liên kết giữa các phần tử trên trang thiết kế góp phần tạo kết cấu và định hướng cho mắt người xem.
6. Hướng: Cách sắp xếp các phần tử trên trang thiết kế theo một đường trục tuyến tính nhất định.
7. Khoảng trống: Khoảng trống là phần không gian bao quanh các phần tử hoặc giữa các phần tử. Bản thân nó cũng là một phần tử trong thiết kế.
8. Giản kiệm: Giản kiệm là loại bỏ tất cả các chi tiết thừa và chỉ để lại những chi tiết căn bản và thực sự cần thiết cho việc biểu đạt hình mẫu của thiết kế.
9. Điểm nhấn: Điểm nhấn là sự nổi bật của một phần tử trên trang thiết kế so với các phần tử còn lại.
10. Tái lặp và điểm nhấn: Nhịp điệu là sự giao động và biến đổi lặp đi lặp lại của các phần tử trên trang thiết kế.
11. Chiều sâu: Chiều sâu là cảm giác không gian 3 chiều tạo ra khiến trang thiết kế dường như không còn là một mặt phẳng.
12. Ý nghĩa: Ý nghĩa của thiết kế là thông điệp nội dung mà nó phải chuyển tải tới người xem.

Đồ họa cũng có thể rất phù phiếm. Một tờ rơi chỉ tồn tại trong vài ngày, nó không phải là thứ càng lâu càng có giá trị như một bức tranh. Đồ họa có thể xuất hiện rất thô với tần xuất dày đặc. Nhưng đó là vì mục đích của nó, làm cho khách hàng là các chủ doanh nghiệp có thể bán được hàng. Trong xã hội tiêu thụ đầy cạnh tranh như ngày nay, hình thức bên ngoài của sản phẩm thật sự là yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là thiết kế đồ họa không hề phục vụ cho nghệ thuật.

Đồ họa là ngôn ngữ thị giác bao gồm sự cân bằng, hài hòa, hình khối, màu sắc, nội dung. Không những thế nó còn là thứ ngôn ngữ ẩn chứa nhiều biểu tượng, văn hoá và quan điểm sống. Một thiết kế có thể hấp dẫn người xem bởi cả bề ngoài và ý nghĩa nó ẩn chứa bên trong. Một designer giỏi ngoài kỹ năng còn cần kinh nghiệm và phông văn hoá tốt. Như bất kỳ ngành nghề nào, mỗi designer phải luôn tự hoàn thiện mình từng ngày, về kỹ năng lẫn vốn sống.
Trả lời với trích dẫn

la fenetre de soleil !

this is corporate identity of my client


14 thg 10, 2010

10 dieu chua dc day

Michael McDonough, một giảng viên kiến trúc, một nhà báo đã từng làm ngạc nhiên các sinh viên của mình bằng bài viết “10 điều chưa bao giờ được dạy ở trường thiết kế”. Nhưng đặc biệt là nó có ý nghĩa sâu sắc với hầu như tất cả các lĩnh vực khác.

Khi bạn đến trường, có nghĩa là bạn đang vận động trong quá trình thu nạp kiến thức (input), nhưng sau đó là tiếp tục vận hành cho quá trình sản sinh kết quả dùng cho việc nghiên cứu, đi làm… (out put). Nhiều lúc bạn sẽ tự hỏi đây có phải là tất cả những gì chúng ta cần, chúng ta được học? Có thể câu trả lời sẽ không hoàn toàn đúng cho bất kỳ ai, nhưng hãy nhớ rằng chỉ có người biết nhiều, biết ít chứ không ai biết đủ.

1. Tài năng chỉ mang đến 1/3 thành công

Ở bất cứ một lĩnh vực nào, thì nhân tài luôn được trọng dụng nhưng yếu tố này không hề đảm bảo 100% sự thành công. Những giá trị ngang bằng còn đến từ sự chăm chỉ, nỗ lực và may mắn. Làm việc chăm chỉ là khi bạn giữ vững kỷ luật bản thân, đôi lúc cũng phải biết hy sinh mình. Những cơ hội dẫn tới quyền lực, tiền bạc, các mối quan hệ xã hội thiên về sự may mắn. Nên nếu bạn không có tài, bạn vẫn có thể thành công nếu bạn biết xem trọng hai yếu tố trên. Bạn có nghĩ tôi nhầm? Hãy thử nhìn xung quanh mình xem.

2. 95% công việc là “cực hình”

Thường chỉ có 5% công việc ít ỏi thực sự mang đến cho bạn niềm phấn khích. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn hay tập trung và theo đuổi những công việc thú vị. Còn khi bước chân vào thực tế, hầu hết thời gian bạn phải đối mặt với những thứ tẻ nhạt như sổ sách, kiểm tra thông tin, phác thảo vài thứ linh tinh, thương lượng, bán hàng, thu tiền, đóng thuế… Nếu không học được “yêu”, làm “thân” với những thứ gây bực bội để giải quyết chúng một cách “xuôi chèo mát mái” thì bạn sẽ chẳng bao giờ thành công.

3. Nếu mọi thứ đều quan trọng như nhau - Điều đó có nghĩa là chẳng có gì quan trọng cả!

Có thể bạn từng nghe rất nhiều thứ về chi tiết như "God is in the details" hay "Do not sweat the details" (Đừng quá bận lòng với những tiểu tiết). Điều này không sai nhưng cần kèm theo một sự giải thích quan trọng: Luôn cần một thứ tự sắp xếp. Bạn cần chọn ta đâu là việc quan trọng nhất và ưu tiên giải quyết. Tôi đồng ý rằng mọi thứ đều quan trọng nhưng không có nghĩa là mức độ của chúng như nhau.

4. Đừng suy nghĩ quá mức cho một vấn đề

Khi tôi còn là sinh viên, trong khi làm thêm, có một người tôi gọi là “sư phụ” - đó là Steven Izenour. Ông nói rằng tôi đã giải quyết được một đồ án mười tuần chỉ trong vòng một tuần, bây giờ chỉ lo biến nó thành hiện thực nữa thôi. Tất cả những lý luận phê bình mà tôi từng áp dụng trước đó chỉ làm kéo dài và phức tạp thêm vấn đề, trong khi thực chất nó đã được giải quyết. Các designer hay thường bị ám ảnh bởi chính mình, nhưng thỉnh thoảng lại tìm ra một giải pháp thật bất ngờ.

5. Bắt đầu bằng những thứ bạn biết, rồi giải quyết cái không biết sau

Trong thiết kế, hiểu đơn giản là vẽ ra những gì bạn biết truớc, bạn đã hình dung bắt đầu bằng tất cả những gì bạn hiểu và nắm rõ.

Ví dụ: Thiết kế một chiếc ghế, bạn cần phải biết chiều cao dự tính của người ngồi nó. Những thứ như độ dài, góc nghiêng để tựa, những thứ yêu cầu kèm theo đều có thể ước lượng ra sau. Vậy là đã có thể bắt tay vào thiết kế.

Hầu hết các sinh viên cảm thấy hoảng loạn khi đối mặt với những thứ mình không rõ và không thể kiểm soát. Cách tốt nhất là quên nó đi. Bắt đầu mọi thứ từ cái mình biết, mình hiểu rồi giải quyết lần lượt từng thứ không biết. Đây chính là quy luật quan trọng nhất trong thiết kế. Bạn hãy thử xem, sẽ thấy hiệu quả đấy.

6. Đừng quên mục đích của mình

Hầu hết các bạn sinh viên và nhất là các designer trẻ thường tiếp cận vấn đề bằng sự thấu hiểu và sáng suốt, sau đó lại để tuột nó trong sự bối rối, lo lắng và những cố gắng thừa thãi. Họ quên mất mục đích của mình, rồi lại cố tạo các mục đích mới. Các ý tưởng ban đầu gần như một quà tặng “từ trên trời rơi xuống”. Đừng lãng phí nó chỉ bằng cách ghi lại trên những tờ giấy vụn.

7. Khi bạn quăng mình đi cũng là lúc bạn sẽ mất cân bằng

Quá tự tin cũng tệ như là kém tự tin vậy. Hãy học cách khiêm tốn khi tiếp cận một vấn đề. Hãy nhận biết và chấp nhận những thứ bạn không biết và làm việc thật cần cù để bù lấp. Người ta chẳng hay nói “luôn cần học hỏi” đấy sao, tức là “muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.

Thứ quyền lực tạo ra sự vật và áp đặt nó vào thế giới là một đặc ân. Vì vậy đừng quá lạm dụng, đừng đánh giá thấp những khó khăn, nó vừa làm bạn yếu đi nhưng cũng làm bạn mạnh hơn.

8. Không có hành động tốt nào mà không trả giá

Thế giới đã không còn được chuẩn bị để nâng niu những thứ tuyệt vời nhất hay chống chọi với những thứ tệ hại. Không thể dựa dẫm vào các sáng tạo hay sự xuất sắc vì nếu làm vậy hệ thống xã hội sẽ trở nên khó đoán và bấp bênh hơn. Điều cần thiết lại là sự cân bằng và dễ tiên liệu.

Những ý tưởng sáng tạo chắc chắn phải chịu nhiều thử thách và cần cố gắng lớn mới có thể đi đến thành công. Hầu hết các bạn sẽ nếm trải đủ mọi mùi vị, cung bậc của sự thất bại thế nên cứ làm thật nhiệt huyết đi, làm để thất bại, để bị đẩy lùi và để thành công. Đừng bao giờ đánh giá thấp đối thủ vì nếu bạn tin vào sự tuyệt hảo, thì có lẽ đối thủ của bạn sẽ là chính điều đó.

9. Tất cả đều phải “sản xuất”

Không cần biết máy tính của bạn chạy tốt như thế nào, bài luận của bạn hay như thế nào, hay điểm của bạn xuất sắc như thế nào nhưng nếu bạn không thể sản xuất, không thể phân phối, và làm cho sản phẩm được biết đến thì cơ bản bạn vẫn “vô hình”. Hãy đặt chính mình vào sản phẩm đó, lên kế hoạch và cho tất cả mọi người thèm khát nó đi!

10. Cả thế giới còn lại đều liên quan

Nhiều khi bạn muốn hoàn thành một điều gì, bạn chắc chắn phải cần đến những bạn học mà bạn từng ghét thời trung học. Tôi đã từng tham gia vào một trường thiết kế mà ở đó, họ cho rằng: "Một khi bạn học ở đây, bạn là quan trọng nhất, thế giới còn lại đều không đáng bận tâm". Không một người nào từ ngôi trường đó mà tôi biết thành công khi tốt nghiệp và bước vào cuộc sống. Thật ra kết quả này bắt nguồn từ tu duy quản lý khiến người ta coi thường kẻ khác.

Bất kể mẫu thiết kế của bạn xuất sắc đến mức nào, phải xem có ai đó muốn sản xuất nó, ai đó thèm mua nó, ai đó thích dùng nó... Hãy tôn trọng tất cả mọi người, dù cho đó là những người bạn ghét nhất vì đơn giản, bạn vẫn luôn cần họ.

Cú Đánh Thức Tỉnh Trí Sáng Tạo của Roger Von Oech”:

XẾP HÀNG ĐỂ BỊ ĐÁNH VÀ NHẬN CHÌA KHÓA CỦA CHÍNH MÌNH!



Đọc xong bài này, bạn đừng ngạc nhiên, thậm chí tủm tỉm cười thầm sau khi tìm được chiếcchìa khóa kích hoạt sự sáng tạo của bản thân. Nó sẽ khiến não bạn “sôi ùng ục” trong bất cứ tình huống nào mà bạn “thò tay vào”, giúp bạn nhận ra rằng khả năng sáng tạo của con người là vô hạn. Và dường như “thế giới chật chội” này cần được bạn lật tung lên bằng khả năng tư duy nhạy bén của mình. Bạn cần biết cách sử dụng não mình như chiếc kính vạn hoa, chỉ cần lắc nhẹ, cả thế giới trở nên muôn màu, thú vị. Nhận lấy và ghi nhớ những điều tôi sắp đưa ra sau đây, thật ra là từ quyển sách: Cú Đánh Thức Tỉnh Trí Sáng Tạo củaRoger Von Oech. Với cả đời tôi, có lẽ đây là cú đánh…đáng giá nhất mà tôi từng “được nhận”.
Khuyến cáo đầu tiên là hãy tìm kiếm nhiều hơn. Phải dẹp ngay những câu trả lời luôn được “lập trình sẵn”. Đừng bao giờ “xì tốp” khi chỉ thấy được một câu trả lời. Nhớ rằng đằng sau số 1, chúng ta còn có 2,3,4,5,6,7,8,9…
Bạn không cần thiết phải luôn luôn đi một con đường từ nhà đến trường. Có nhiều sự lựa chọn khác nhau, phòng lúc “lô cốt bủa vây hay mưa giăng bít lối” chứ…. Hãy “binh” bằng nhiều đường khác nhau, bạn nhé. (Ổ khóa thứ 1 được mở).
Tưởng tượng các vấn đề một cách phi logic là cách mở ổ khóa thứ 2. Sử dụng những hình ảnh ẩn dụ, thật gần gũi để hiểu vấn đề bạn đang gặp phải. Dĩ nhiên bạn sẽ không phải là kẻ “ bị chạm dây” thần kinh số 16 gì đâu khi thực hiện việc này. Ngược lại, điều đó giúp “bộ IC” của bạn nhạy như điện cao thế gặp phải ..nước ấy..
Kế đến, …cho dù có vào thời điểm tháng an toàn giao thông đi chăng nữa, với ổ khóa thứ 3, tôi muốn bạn vượt đèn đỏ, bỏ qua đèn vàng, cứ chạy hàng ngang, thậm chí lạng lách, đánh võng trong…mỗi ý tưởng của mình. Quên đi những luật lệ vốn có. Luật lệ đã “gông cùm” cái đầu chúng ta quá lâu. Đã đến lúc để sự tự do lên tiếng. Nếu cứ bám vào hàng tá luật hình sự, dân sự, quân sự, …lý sự…gì gì đó thì chính bạn là người “cầm dao khứa cổ con mình” đấy.
Tôi cam đoan rằng: sẽ không thừa một tí nào khi bạn đặt ra càng nhiều câu hỏi: “Nếu…thì sao ?” để mở ổ khóa thứ 4!
Uhm, nếu tôi không bị “đánh” bởi quyển sách của “thằng cha Roger Von Oech” thì tôi đã không chia sẻ những điều này cho bạn (để …có người bị đánh như tôi). Nếu bạn mặc chiếc quần đỏ thì bị bò rượt, còn mặc quần xanh thì sao?(bị trâu húc chẳng hạn…ha ha..). Hỏi, hỏi và hỏi…thật nhiều vào…
Đầu bạn bắt đầu “sôi”, đã đến lúc thêm ít gia vị, chất xúc tác cần thiết rồi đây!
Ổ khóa thứ 5 có thể được gọi là… giới hạn của những cuộc vui. Và hầu như đây là điều luôn mang theo “nỗi sợ hãi”. Vui và tận hưởng cảm giác tột đỉnh của sự tự do, rồi giới hạn cuối cùng là điểu cần phải “giải quyết”. Nói đúng hơn: Sự cần thiết là người Mẹ của sáng chế, còn Ba nó chính là sự vui chơi”. Vui chơi để sáng tạo.
Một khi đã mở được 5 ổ khóa rồi thì cũng không đến nổi quá khó để mở luôn 2 ổ khóa thứ 6 & 7. Có điều, tôi khuyên bạn nên là người có “phận sự”; không nên thoái thác hay biện hộ rằng mình không phải là một “chuyên gia bom mìn” sau “những gì đã gây ra”. Bạn đã khám phá và phải luôn khám phá những điều bất ngờ xung quanh. Bạn có quyền cho phép mình có trách nhiệm như một người Cha, hay tình yêu bao la của người Mẹ, hoặc có thể là sự “quan tâm kỳ cục” của ông …hàng xóm..
Để làm gì ư? Chỉ có những điều đó mới mang lại cho bạn hàng loạt những giá trị bất ngờ khi đứng dưới từng góc độ, để cảm thụ những luồng ý tưởng đang chảy trong ta.
Chuyện đời rất mơ hồ! Thực hư lẫn lộn không biết đâu mà lường! Phải tập làm quen với từng “chương trình xổ số”. Chơi trò chơi giải mã những giấc mơ. Và trong sáng tạo, sự mơ hồ cũng được xem trọng, đáng để thành ổ khóa thứ 8. Ngẫu nhiên luôn là những yếu tố bất ngờ và kích thích tư duy của bạn, khiến bạn nhảy cẫng lên khi đứa con (ý tưởng) cất tiếng khóc tu oa đầu tiên. Và sau đó, bạn nhận ra rằng nó có hàng loạt điểm tương đồng với… anh chàng hàng xóm.
Hãy ghi nhớ, lỗi lầm là những người bạn. Nếu bạn là người thường xuyên mắc sai xót thì cũng đừng nên bi quan hay sợ bị lên án. Ổ khóa thứ 9 nói rằng: Lỗi lầm chính là cánh cửa dẫn đến sự khám phá. Nếu bạn muốn đánh trúng thì cách tốt nhất là hãy chuẩn bị cho những cú đánh trật…
Đến đây, gần như bạn đã nắm gọn trong lòng bàn tay chiếc chìa khóa sáng tạo của bản thân. Ổ khóa cuối cùng không nằm trong quyển sách, cũng chẳng nằm trong tay tôi. Mà nó thuộc về trái tim bạn. Cách mà bạn khẳng định câu hỏi: Tôi có phải là người sáng tạo không? Hứa với tôi là bạn luôn trả lời “YES” để niềm tin bạn được đặt vào đó.
NẾU MUỐN BỊ ĐÁNH PHẢI NHỚ RÕ

Quá trình sáng tạo thật sự sẽ trải qua bốn giai đoạn:
Đầu tiên, đóng vai nhà thám hiểm để có được thông tin và nguồn tài nguyên mới…
Sau đó, sáng tạo dựa trên thông tin đã có theo phong cách của một người nghệ sĩ….
Cần sáng suốt và công tâm như một quan tòa để có những quyết định hợp lý.
Cuối cùng là sự quyết đoán, dũng mãnh của một chiến binh, vượt qua những lời bào chữa_kẻ thù tiêu diệt các ý tưởng, sự thoái lui và những cản trở khác nhằm đưa ý tưởng vào hành động.
DÀNH CHO NHỮNG AI THÍCH BỊ ĐÁNH
Luôn có những kế hoạch cụ thể, lý do vững chắc để khích lệ hành động của mình.
Tạo ra một môi trường sáng tạo lý tưởng, khi ở trong nó bạn sẽ trở nên sáng tạo hơn nếu được môi trường ủng hộ và trông đợi những ý tưởng mới.
Sự sáng tạo phải thoát khỏi những lời bào chữa trong quá trình thực hiện còn quan trọng hơn cả việc đưa ra ý tưởng.
Hãy nuôi dưỡng khả năng mạo hiểm bằng cách thử nhiều điều mới mẻ. Nếu không, khả năng này sẽ mất dần và bạn sẽ không có được các cơ hội nữa.
Tìm một điều có thể gây nguy hiểm cho vấn đề_ sự sinh tồn, lòng tự trọng, tiền bạc, danh tiếng _ để mang lại cho bạn động lực thực hiện thành công ý tưởng của mình.
Không bao giờ cảm thấy thỏa mãn với những thứ hiện có. Sự bất mãn có thể mang lại lợi ích cho quá trình sáng tạo.
Những ý tưởng mới có thể mang lại những nguy cơ tiềm ẩn và con người phản ứng tiêu cực đối với chúng. Sẵn sàng chuẩn bị tinh thần để đón nhận và vượt qua.
Ý tưởng sẽ chỉ là vô ích nếu nó không…bán được. Bạn phải tự hỏi điều gì khiến ý tưởng của mình trở nên hấp dẫn hơn!
Thời hạn chính là nguồn cảm hứng đích thực, đó là khi bạn phải hoàn thành công việc của mình.
Kiên trì, kiên trì và kiên trì trong mọi tình huống.
Sau tất cả những điều này, bạn nên “tự thưởng” cho những cố gắng của chính mình để có thể tiếp tục thành công
Theo TYM

11 thg 10, 2010

7 kinh nghiệm thực tế chụp ảnh cưới

Bàn luận về lý thuyết là tốt nhưng đôi khi nó ko đem lại một cái nhìn thực tế và sâu sắc. Hôm nay tôi sẽ đưa ra một kinh nghiệm thưc tế của tôi trong một lần chụp ảnh cưới cho khách hàng từ đó ta sẽ thấy đc những điều ta có thẻ học đc .Ta sẽ có những đầu mục và những mẹo thực hành điều này sẽ cải thiện mạnh mẽ kết quả của bạn trong lần chụp tới ^^

1, Trinh sát các địa điểm chụp

Chụp ảnh cưới có thể tạo một chút áp lực .Nếu bạn sẽ muốn là một thợ chụp ảnh cưới tốt thì bạn nên tạo cho các đôi vợ chồng niềm tin vào bạn từ những bức hình mà bạn đã chụp trc kia, pải là ảnh cưới
Trc nhất bạn pải nghĩ về các bước mà CD -CR diễn trên background tốt .Một trong những cách tôt nhất để giảm căng thằng đó là chụp tại những nơi bạn đã thân thuộc .

Trc khi chụp bức hình cá nhân này,vợ tôi và tôi đã tới địa điểm này và lang thang một giờ liền để chụp những bức hình cho nhau và để có cảm giác như làm việc và cũng như đang ko làm việc . Như bạn có thể thấy những bức hình bên trên ,chúng tôi đã tìm thấy một địa điểm tuyệt vời để chụp và là nơi chúng tôi thik, bởi vậy chúng tôi thường dùng đi dùng lại nơi này để chụp ảnh cưới .
Vì là nơi chụp quen nên chúng tôi không những nhấn mạnh vào ngày chụp mà còn nhanh hơn rất nhiều.chúng tôi đã có ý tưởng tốt cho tất cả nhuwgnx nơi mà chúng tôi muốn nhấn mạnh lên tốt nhất cái mà chúng tôi đã ko thể thấy trên màn hình .

2, Phải thật sự vui vẻ

Hầu hết mng đều nghĩ về bức hình chụp ảnh cưới trông ra sao,điều này trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng tơi cảm xúc mà bức hình muốn truyển đạt là ty bất diệt của hai người .
Điều này thật sự tốt , tôi đã can đảm khi đưa cho bạn những bức hình như đã miêu tả ở trên , nhuwg điều này ko có nghĩa là bạn ko thể chụp nhuwg bức ảnh thật sự vui nhộn


Như bức hình ở trên phục vụ cho nh mục đích, Thứ nhất là họ thik chúng . Họ và bạn ko muốn dùng cả ngày để giữ hoàng hôn trên tay.họ muốn thật vui vẻ và họ muốn có những bức hình truyền tài đúng tinh cách thật của họ
Để biết đc tính cách hay điều này thì bạn nên nói chuyện với họ nh nhất có thể trc ngày chụp hoặc trc khi chụp ,và hỏi họ cái mà họ thương làm cùng nhau ,và để ý những cử chỉ của họ. họ pảithật sự thoải mái với bạn và ngc lại . Chất lượng của những bức hình sẽ tăng lên đáng kể

Một cái hiệu quả khác đem lại cho bức hình của bạn như ở trên đó là tâm trạng thoải mái,và khiến cho mng cười, và những nụ cười thật thoải mái ( trái với kiểu tạo cười giả tạo mà bạn khiến họ cười trông giống một ngày nghỉ ngơi hơn là ngày cưới ), Sau khi sự ngốc ngếch giảm xuống và những nụ cười còn giữ lại vài giây sau và tạo ra nhuwgnx bức hình thật sự tốt .

Mẹo : Chìa khóa của một bức hình nhảy tốt
Trong trường hợp bạn đang tự hỏi m là bí quyết để chụp ảnh nhảy ,đó là khi bạn chụp một ng hay cả một gia đình bạn nên gài chân họ khi tung ra ,bởi điều này sẽ tạo ra hiệu quả tốt hơn rất nh và họ sẽ nhảy cao hơn nh so với họ có thể .
Nếu bạn ko gợi ý kỹ thuật này cho mng thì sẽ có một hoặc hai ng sẽ làm theo bản năng, hoặc chân của họ quá thằng và quá gân mặt đất , Hoặc một cách là thực hiện điều này trên một con đồi hoặc một con dốc, đặt mng đứng phía trên và thợ ảnh phía dưới ,điều này tạo một hiệu quả tốt nhất .

3 Đừng quên những chiếc nhẫn

Hãy nhơ rằng nhẫn là một vật bắt đầu cho cả một hành trình đính ước hôn nhân ,Cho dù đó là một chiếc nhẫn 5 karat kim cương khổng lồ hay chỉ là một chiếc nhẫn như hình bên dưới, và bạn muốn chắc đó là một vật gấy sự chú ý



Rất nh cô dâu hạnh phúc với chiếc nhẫn đính hôn của họ , không phải là vì giá trị tiền tệ mà nó là sự cam kết suốt đời của cả hai cũng là ngày đám cưới đc mong chờ của cô gái cái mà cô mong muốn đến .Do đó , họ sẽ yêu những bức ảnh mà bạn chụp nó . ^^

Rất nh thợ ảnh ngay lập tức nghĩ đến việc xếp chồng nhẫn cưới của CD- CR cùng nhau ở trên mỗi trang đầu . Nhưng thực tế có thể những bức hình đó chú rể ko đeo nhẫn. Ngoài ra, đó cũng là một chút j đó riêng tư để giũ chiếc nhẫn trên ngón tay của CD và cố dể nghĩ theo nhuwgx cách thú vị về bức hình đc sắp đặt .


4, Tất cả về cô dâu

Mẹo này bao gồm cả một chút dập khuôn có cở sở của bản thân tôi nhưng bạn cũng sẽ tìm thấy điều này và thấy nó là đúng trong những cặp .Nên nhớ rằng trong ngày cưới cô dâu là ngôi sao và cô ấy rất muốn thấy những bức ảnh là người mong chờ sự kiện này tới và người trả tiền cho những bức hình này là một ng thân trong gia đình.
Tất cả điều này cho thấy bạn nên thể hiện một cách tốt nhất làm nổi bật cô dâu trong một vài tấm hình,đưng lo lắng , CR đã yêu cô gái và anh ấy sẽ rất hãnh diện khi thấy cô gái của mình hạnh phúc trong nhuwg tẫm hình .


Ngoài việc chụp một vài bức hình cô dâu đứng một mình , tôi còn thik làm một vài kiểu mà có cả hai nhuwg chỉ focus vào CD trong khi CR đang làm một việc khác, hoặc ko tập trung vào .Bạn có thể thấy cách làm này đã đc thực hiện ở một vài shot trên cũng như bên dưới .


Nhớ rằng , cả hai cũng muốn những bức hình chỉ có riêng CR hoặc chỉ tập trung vào CR thôi.Bạn cũng có thể dùng chung một cách như trên , có cả hai ng trong bức hình và sắp đặt để tập trung vào một khuôn mặt duy nhất thông qua giao tiếp bằng mắt với một ng mà bạn đang cố tập trung vào .


5, Đừng ngại ánh nắng mặt trời

Hầu như 95% tôi cố chụp ảnh tốt nhất trong bóng dâm cho những bức hình của mình .Ánh nắng trực tiếp tạo ra bóng đổ ,tạo mầu sắc và làm chói mắt, làm mng đổ mồ hôi,tất cả những yếu tố bất lợi khi chụp ảnh .
Tuy nhiên một trong những thời gian tốt nhất để chụp bóng là lúc khi mặt trời đang mọc hoặc đang lặn. Khá thú vì đây cũng là một cách dễ nhất để chụp bóng trong những bức hình .Một vài bức hình tôi thik nhất từ lần chụp này là phá vỡ các nguyên tắc thông thường của tôi bằng cách chấp nhận ánh nắng chứ ko chạy trốn nó


Ngay cả khi mặt trời làm ảnh hưởng tới toàn bộ ánh sáng bạn cũng có thể sử dụng nó như một lợi thế để tạo ra một loại cảm giác thú vị .Vị trí bạn chọn cho những bức hình này là rất cần thiết .Chú ý rằng việc các cây leo bao phủ gần như toàn bộ tòa nhà đằng sau trong bức hình bên dưới tạo ra một hiệu quả tôi mong muốn .


Cảnh báo rằng , ko nên dùng quá nh cách này bởi as mặt trời trực tiếp có thể ảnh hưởng trực tiếp tới bộ cảm biến của máy ảnh

6, Khiến cho họ có cảm giác đang yêu

Những mẹo trên là tất cả đê hướng cho bạn những suy nghĩ ko dập khuôn cho nhug bức ảnh đám cưới của bạn . Trong tất cả những ý tưởng trên đều quan trọng nhuwg bạn ko nên quên mất mục đích cơ bản là thu giữ nhuwg khoảnh khắc tuyệt vời giữa CD -CR tương lai và thực sự truyền đạt tình cảm của họ với nhau bằng cách tinh tể hoặc ko tinh tế



Bức hình trên dương nhu có một chút j đó đúng mốt hoặc cliche nhưng tác phẩm điêu khăc trong hình là một nơi khá phổ biến ở Pheonix là nơi thường chụp ảnh cưới và gia đình .Lovey-dovey là nơi mà bạn phải mất một khoản tiền để có thể chụp và do đó bạn ko muốn pải thất vọng .


7, tại sao pải có ảnh bìa ?

Hầu hết các thợ ảnh đều dùng photoshop và những kinh nghiệm thiết kế đồ họa .Nếu bạn phù hợp với miêu tả , đặt những kỹ năng để sử dụng và cung cấp cho khách hàng của bạn một vài cách khôn khéo để nổi bật với những đối thủ cạnh tranh .


Như cách tạo typo nghệ thuật bên trên có thể tạo ra một album ấn tượng và mây cuốn scrapbook và bất kỳ cái j khách hàng muốn . Và ngay cả khi họ không muốn những thứ đó cho bức ảnh của mình thì họ vẫn có thể ngạc nhiện trc sự thú vị đó và điều này sẽ thúc đẩy việc họ giới thiệu các dịch vụ của bạn tới bạn bè ng thân trong gđ .
Tôi cũng thik việc đặt va tạo ra các slide show ảnh cho những bức hình của khách thêm vào đó một vài bản nhạc và ghi ra một vài đĩa .và điều này gây ấn tượng rất tốt cho khách hàng.

Một vài bức ảnh khác :
















Translator : by me


8 thg 10, 2010

CĂN BẢN VỀ PHỐI MÀU TRONG THIẾT KẾ

Những màu sắc được lựa chọn từ bánh xe màu sẽ được phân ra nhiều cấp độ màu có thể kết hợp lại. Để lựa chọn đựơc những màu sắc kết hợp tốt nhất cho thiết kế (gọi là tông xuyệt tông), tuỳ thuộc vào công việc bạn đang làm.


Liệu nó có truyền đạt những điều bạn muốn bày tỏ? Hoặc bạn sẽ chọn màu sắc vì bạn, hoặc khác hang thích như vậy. Đó là một câu hỏi khó cho bất kỳ người thiết kế hoặc khách hang nào.Họ cần đặt những sở thích cá nhân và những giao diện liên quan tới quyết định về màu sắc. Kinh nghiệm và hiểu biết sẽ giúp bạn tạo nên những màu kết hợp phù hợp với mục tiêu của dự án. Đây là những lý thuyết sẽ giúp bạn có những sản phẩm thiết kế đúng ý tưởng.

Tôi sẽ đi thể hiện những cách thể hiện khác nhau vời vài kiểu kết hợp. Những trước khi tôi bắt đầu, sẽ không hữu ích nếu các bảng màu đã được các khách hang tiềm năng đưa cho bạn hoặc trong các tài liệu thiết kế




Tôi luôn thể hiện hai cách phối màu, theo hai cách khác nhau trong các màu sắc của bánh xe màu. Trên bảng màu bạn thấy, tôi đã phân chia các màu sắc liên quan nhau theo từng cấp độ, từ trái qua phải. Cái này giống như bạn đang làm cây phả hệ cho màu sắc, màu này dắt màu kia vào bảng màu liên quan. Có nhiều cách để bạn thể hiện như hình vuông, hình tròn, các đường kẻ.
Tuỳ vào bạn, nhưng đây là một phương pháp quan trọng để thể hiện sư liên quan của các các màu sắc.

Đây là các màu phù hợp với kiểu phối 3 màu. Đây không phải là kiểu mà bạn nghĩ về bánh xe màu, vì ở đây mình chỉ chọn ra ba màu phối hợp với các bước như sau



1. Màu phụ. Chúng có vẻ yếu, hoặc là màu phụ. Nó tương phản và làm nổi bật màu chính.
2. Màu chính, hoặc còn gọi là màu trội. Đó chính là màu chủ đạo của thiết kế. Đó là màu mà bạn cần dựa vào để lựa chọn các màu phù hợp và có ý nghĩa hỗ trợ cho thiết kế.
3. Màu nhấn mạnh hoặc là màu nổi bật. Màu nhấn mạnh sẽ có hai ý nghĩa

a. hoặc là bổ trợ cho màu phụ hoặc cho màu chính.
b. Hoặc nó sẽ nhấn mạnh, thu hút sự chú ý của người xem, bởi vì nó là màu chỏi với màu chính. Nó sẽ độ tương phản của cách kết hợp.

Năng động/ gây ấn tượng





Cách kết hợp ấn tượng sẽ tạo cảm giác rất mạnh mẽ nồng nhiệt, sôi nổi, đầy nhiệt huyết và xúc cảm. Các màu thiên về sáng, thường kết hợp các màu sắc trên bánh xe màu, phố hợp với với màu chính, màu phụ và màu phụ thứ 3. Với nhiều người, cách phối màu này sẽ thể hiện cảm giác ồn ào, sự chói lọi rực rỡ và sức lực. Đó là kiểu kết hợp trẻ trung. Rất nhiều sắc độ gọi là màu “natural” – màu thuần nhưng nó có nhiều sắc độ hơn với cùng một màu sắc , trước đó chúng ta sử sử dụng cho các du lịch, hoặc công nghiệp.

Cách phối màu nhã nhặn




Các tông màu nhã có rất nhiều màu trắng trong sắc độ màu.. Đây là ví dụ với màu xanh và kết hợp với màu hoa oải hương (lavender) làm màu chính. Kết quả của sự kết hợp này tạo nên sự cân bằng và nhã. Tông màu xanh, xanh lá cây và tím nhẹ trên bánh xe màu tạo nên vẻ yên bình. Sự nhấn mạnh luôn sử dụng các màu phối cùng tông và có sắc độ đậm hơn. Các sử dụng màu này thường gặp trong công nghiệp, tạo hiệu quả thị giác nhẹ nhàng sinh động cho phái nữ.

Màu nhẹ


Cách phối các màu nhẹ tương tự như màu nhã nhặn nhưng thường được sử dụng dựa trên các màu sắc có có chứa hàm lượng lớn màu trắng – màu nhạt. Điểm khác nhau là các màu nhẹ này kết hợp giữa các màu ấm và mát. Cách kết hợp này sẽ phù hợp với tuổi trẻ, ngây thơ và sôi nổi.

Với vài ví dụ như trên, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách lựa chọn màu sắc cho thiết kế của mình

7 thg 10, 2010

Các giai đoạn làm 1 phim quảng cáo.



Một số thuật ngữ chuyên môn

Producer: Nhà sản xuất. Ông này khá là quan trọng đây, thông thường thì ông này sẽ phải lo đủ thứ. Ổng lo từ lúc chưa có TVC, đến có được TVC, rồi đến xong TVC. Túm lại một Producer giỏi phải có kỹ năng bậc thầy vể PR, chiến lược, tầm nhìn, khả năng kiểm soát tình hình, lường trước những đột biến, thương lượng…

Assistant Director: Trợ lý đạo diễn. Tùy qui mô của phim mà cần có 1 hay nhiều Trợ lý đạo diễn. Ông này có nhiệm vụ giúp Đạo diễn làm một số việc, như thông báo lịch quay tới tất cả các nhóm, thành viên trong đoàn làm phim, kiểm tra tất cả đã sẳn sàng chưa, chuyển ý của đạo diễn tới diễn viên, thay mặt đạo diễn chỉ đạo diễn xuất, đôi khi phải đấu khẩu với đạo diễn để có được những cảnh quay tốt hơn….nói chung là có khối việc cho tay này làm.

Location: Là quá trình đi tìm cảnh, địa điểm quay cho phim. Ví dụ trong kịch bản của bạn yêu cần cần phải có cảnh một cánh đồng thật đẹp. Thì location là việc bạn phải đi cùng trời cuối đất để tìm cho được một cánh đồng sao cho thật thích hợp với kịch bản.

Casting: là quá trình chọn diễn viên. Nếu trong kịch bản của bạn yêu cầu phải có một người có một cái đầu trọc thiệt là đẹp. Thì việc bạn nên làm là mời những người “tóc gió thôi bay” đến để quay phim hoặc chụp hình xem họ có ăn ảnh hay không? diễn viên đầu trọc triển vọng nào sẽ là người thích hợp với yêu cầu cho kịch bản của bạn.

Talent: là những diễn viên trong phim của bạn. Ví dụ trong quảng cáo Xmen, thì cô gái, chàng trai phe mình, và 3 tên kính đen đáng ghét phe nó là những talent.

Make up: là người lo về trang điểm. Vì khi đi quay phim diễn viên phải được trang điểm cho đẹp thiệt là đẹp. chỉ cần họ đổ mồ hôi => lem son phấn chỉ nửa tí thôi thì cũng cần phải trang điểm lại.

Composer: là người soạn nhac. Thường thì ông này là nhạc sĩ. Còn nếu ổng có là trung sĩ hay nha sĩ gì cũng không sao, miễn là ổng có khả nắng sáng tác nhạc thì ok hết. Vì đôi khi phim của bạn cần phải có một bài hát hay một đoạn nhạc. Nếu bạn không đủ tiền để mua bản quyền của một bài hát cho phim của bạn, thì khi đó bạn có 2 hướng để chọn lựa. Một là nhờ người soạn nhạc viết cho bạn một bài hát mới theo yêu cầu của bạn. Hai là bạn chôm nhạc của người ta gắn vô phim của mình luôn. Nhưng khi đã quyết định làm cách thứ hai thì làm ơn đừng nói là tui đã chỉ bạn là được.

Set designer: là người dựng cảnh cho phim của bạn. Ví dụ trong phim của bạn là cảnh trong một trang trại hoang vắng, một chàng hiệp sĩ đang đấu với một con heo rừng khổng lồ ( to hơn con voi chẳng hạn ). cuối cùng thì chàng hiệp sĩ cũng chiến thắng. khi mổ bụng con khủng lợn này ra, người ta thấy trong trong bao tử nó có một bao bì nhãn hiệu thức ăn con cò ( thấy í tưởng tui dữ hok ?!?!?! ). Trong kịch bản này ngoài việc bạn tìm được nơi có một trang trại giống như kịch bản, thì bạn cũng cần phải dàn dựng lại cái trang trại đó, như là phủ bụi lên trên, đập phá bớt cho nó thêm vẽ hoang tàn…. thì đây là công việc của những người dựng cảnh phim. Trong trường hợp bạn cần dựng một cảnh nào đó trong phim trường thì bạn cũng phải cần đến người dựng cảnh phim.

Điều gì quan trọng nhất khi viết TVC nhi?

+ Khái niệm thời gian thật (Real time):
Đa phần các phim quảng cáo là sự rút ngắn của một câu chuyện. Mà câu chuyện có thể xảy ra trong một khoảng thời gian dài (Có thể là vài phút, mà cũng có thể là vài giờ hoặc dài hơn nữa).
Khi câu chuyện trong kịch bản càng kéo dài => cách thể hiện một phim quảng cáo là phải cắt xén và chọn thể hiện hình ảnh làm sao để nói cho hết ý. Do vậy, nhiều phim quảng cáo xuất hiện với hình ảnh đứt quãng, rời rạc => làm người xem cực kỳ khó khăn để hiểu được thông điệp cần quảng cáo.

Trong giới làm quảng cáo chuyên nghiệp. Việc tạo ra một câu chuyện xảy ra đúng theo thời gian thật là điều tối quan trọng. (Ví dụ các quảng cáo của Heineken: Sushi Bar, Siêu Thị hay là Party - tất cả mọi việc đều diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn, đúng như nó xảy ra trong đời thật vậy). Việc tạo ra câu chuyện theo thời gian thật sẽ giúp người xem “như đang sống cùng với câu chuyện” chứ không phải là “đang duyệt xem nội dung câu chuyện”

+ Chỉ thể một ý duy nhất - Single-mind Idea:
Thường các TVC sẽ có độ dài là 30 giây. Do vậy phải làm sao dàng phần lớn thời gian để thể hiện trọn vẹn một ý quan trọng nhất (Tùy theo yêu cầu của chương trình truyền thông) mà thôi.

+ Trước khi làm một TVC theo kiểu QCST, bạn có thể tham khảo 14 kỹ thuật quảng cáo của Ogilvy - có nêu trong cuốn sách QUẢNG CÁO SÁNG TẠO - (Tức các công thức làm TVC sẵn có). Biết đâu bạn sẽ có được vài TVC chỉ trong vòng mươi phút.

Offline: là sau khi đã shooting, có footage rồi thì sẽ lên 1 cái draf TVC, thời điểm này có thể thay đổi, chỉnh sửa nhưng không nhiều (vì đã quay rồi mà). Có thể có Voice hoặc chưa tùy tình hình

Online: sau khi phần hình ảnh và Voice đã được mix. Online gần như là sản phẩm cuối cùng rồi (sẽ phát trên TV), chỉnh sửa nếu có chỉ là gia giảm âm thanh, speed của các frame hình hay super v.v…

Thật buồn và đau lòng khi mà khi mà cho tới nay chưa có một TVC hoành tráng hoặc kinh phí cao nào được làm ở VN. Và còn đau lòng hơn nữa khi thật rất ít những khách hàng lớn chọn một đại lý VN để “trao thân gửi phận”. Trong vô vàn những lý do, thì cốt lõi vẫn là thiếu kiến thức chuyên môn => không chuyên nghiệp => mất lòng tin => no job.
Và còn một nghịch lý đau đầu khác là có một số đại lý VN chúng ta rất sợ làm việc với những người chuyên nghiệp ??!!??!! Eo ơi hiểu hong nôỉ

Quy trình chính hình thành 1 TVC:

Thông thường quá trình ra đời cuả một TVC được chia là 2 giai đọan ( ở đây tui bỏ qua mối liên hệ giữa Agency và Client. Và ở đây chỉ là quá trình thông thường và cơ bản nhất mà một TVC được ra đời, chứ không phải là nhất thiết phải theo qui trình này hén):

Bước đầu tiên thuộc về Agency:
- nhận job từ client ( gồm có thông tin về sản phẩm, đối thủ, yêu cầu…)
- phân tích tất cả các dữ liệu hiện có ( không được phỏng đóan, vì sẽ rất nguy hiểm nếu bạn suy luận sai )
- lập Orientation
- lập kế hoạch ( đây là khái niệm rộng và rất quan trọng của cả quá trình )
- Concept work ( đây là một công việc tối quan trọng quyết định sự thành bại cuả một TVC. Tuy nhiên tiếc là có một số Agency trong nước bỏ qua công việc này vì thiếu kiến thức chuyên môn )
- tạo ý tưởng ( đây là một công việc mà theo tui có thể nói dí dỏm là rất hên xui. Vì cho dù ý tưởng của bạn có được cả thế giới khen tặng, và thậm chí đáng được nhân giải Oscar về ý tưởng, thế nhưng một khi Client trao cho bạn giải mâm xôi vàng thì… xin chia buồn !!! )
- Từ concept + ý tưởng => storyboard
- coppywrite
- music

Một phương pháp tối ưu để làm tốt quá trình này là Brainstorm. Sau khi đã hoàn thành tất cả những công việc trên, Agency giờ đây có thể sút quả bóng này sang Production house.
Bước thứ 2 đến phần của Production house ( ở đây tui chỉ đề cập đến những TVC phải dùng đến camera ). Để hoàn thành một TVC Production house sẽ phải cần tối thiểu là một bộ xậu như sau và làm những công việc sau :

- Director :Từ storyboard => shootingboard ( đây thường là công việc của Director, Shooting board phải thể hiện được tất cả các góc quay, hiệu ứng, hình ảnh, phục trang…nói chung là tất tần tật )
- Producer
- asst. Director
- location
- casting
- talent
- make up
- compose
- set designer
- DOP ( DOP là Director of Photography. Nhân vật này rất quan trọng chỉ sau Director. thế nhưng đôi khi một số nhà sản xuất trong nước họ chỉ cần một camera man là đủ !!!!!! lại thêm một điều đáng buồn )
- Asst. camera
- still
- sound recordist
- costume designer
- lighting crew
- gaffer/park
- props
- Caterer ( với tui là rất quan trọng vì có thực mới vực được TVC )
Bây giờ thì ta phải làm gì khi phim đã quay xong ???? Đương nhiên là sẽ có rất nhiều việc để làm. và mức độ phức tạp của nó cũng còn tuỳ thuộc và bạn đã chọn loại hình nào để quay. Nếu phim nhựa thì khác à nghen, HD có chút vấn đề đây, DG beta quả là không đơn giản, HDV chuyện nhỏ…

Ok, giờ thì phim đã được quay xong rồi ta sẽ phải làm những gì đây?
- Nếu quay bằng phim nhựa thì ta cần phải có một quá trình gọi là processing rồi mới đến telecine. Sau khi đã telecine xong thì mới số hóa để tiến hành làm hậu kì.

- Nếu quay bằng digibeta thì chúng ta cần phải chuyển đổi tín hiệu sang analog để làm hậu kì ( vì ở VN hiện nay vẫn còn phát sóng bằng tín hiệu analog ). Nếu tui nhớ hong lầm ( thường thì tui hay lầm lắm lắm ) thì ở HCMC hiện nay chỉ có 2 nơi có thể chuyển tín hiệu của digibeta đó là HTV và Vafaco.

- Nếu quay bằng HD thì càng phức tạp hơn, vì ở VN hiện nay ( hic lại nếu tui nhớ hong lầm ) chỉ có 2 cái máy này thôi. một thuộc về VTV và cái còn lại Fanatic đang sở hữu. Và cũng phải có đồ chuyên dụng để đổ tín hiệu ra băng. Về cái máy công nghệ cao này nếu giải thích cặn kẽ thì dài dòng (ở VN một số người vẫn nhầm lẫn giữa HD và HDV. thực tế thì về mặt chất lượng hình ảnh HD tương đương với phim nhựa, giá cả cũng thế, trong khi HDV thì ở hàng thấp hơn, về mọi mặt không thể so sánh ), hơn nữa tui cũng biết rất ít về loại này ( mà có loại nào mình biết nhiều đâu ta??? ) nên chỉ có thể nói vậy thôi.

- Nếu quay bằng Beta hay HDV thì đơn giản hơn nhiều, chỉ có việc đưa lên máy và làm hậu kì thôi ( và trước khi đưa lên máy ta cần làm một việc đó là số hóa )

Làm hậu kì chúng ta cần có các công đoạn sau:
- Xử lí hậu kì( đây là công việc rất phức tạp, ta phải làm rất nhiều thứ. tui nghĩ ta cũng nên có một bài riêng về topic này ).
- edit lại hình ảnh
- chọn voice talent để lòng tiếng và narration
- mix nhạc

Sau khi hoàn tất sơ bộ quá trình này ta sẽ có một buổi offline present ( lúc này TVC đã thành hình tuy vẫn còn rất thô sơ, cần có mặt Client và Agency để họ có ý kiến )

Trong buổi offline Client và Agency sẽ cho Production house biết chổ nào cần chỉnh sữa, thay đổi…( sau buổi offline đầu tiên, những production house kĩ tính sẽ luôn luôn có một buổi offline revise để chắc chắn rằng sau lần chỉnh sửa đầu Client và Agency đã không còn gì để phàn nàn nữa ta mới tiến hành làm online).

Bây giờ đến giai đoạn online present. lúc này ta cần sự có mặt của tất cả các bên có liên quan như Client, Agency, Production house. Lúc này thì TVC đã thật sự thành hình và chỉ cần chờ ý kiến của Client. Nếu Client đồng ý tất cả thì mọi việc xem như đã ok, nhưng tiếc là mọi chuyện không bao giờ đơn giản như thế. Chắc chắn là luôn luôn có 1001 chổ cần phải chỉnh sửa, và điều đó bao giờ cũng hứa hẹn cho sự có mặt của buổi online lần 2.

Khi mà tất cả đã được duyệt rồi bây giờ việc sau cùng ta cần phải làm là đổ tín hiệu ra băng beta để phát sóng mà thôi.
Có một điều tui quên đề nhắc đến ( mà chắc tui quên nhiều lắm !!! ) quá trình online và offline toàn bộ làm trên máy tính ( tức là sau khi đã số hóa ). Sau khi hoàn thành tất cả thì ta mới đổ ra băng beta để phát sóng.
Báo cáo quá trình đã hoàn tất.

16 lời khuyên giúp nhà thiết kế tiến bộ



Thiết kế đồ hoạ là một lĩnh vực luôn cập nhật và thay đổi nhanh chóng, cả về tính sáng tạo lẫn kỹ thuật, và trong khi ta còn dễ dàng theo kịp nhịp độ phát triển của nó, thì hãy cố gắng tự học hỏi, trau dồi các kỹ năng, kỹ thuật mới. Việc này nhằm giúp ích cho sự tiến bộ của chúng ta và đẩy chúng ta ra khỏi các giới hạn sáng tạo trong chính bản thân mình.






Người dịch: Tố Đào
Link gốc: 16 Tips to Improve as a Graphic Designer
Khi còn ở trường thiết kế, việc học hỏi về nghề khá dễ dàng và thuận lợi hơn với tôi vì ở nơi đấy xung quanh tôi còn được tạo điều kiện và bao bọc bởi một môi trường đầy nguồn cảm hứng cùng các hoạt động bổ ích nhằm giúp ích cho sự hiểu biết về ngành nghề. Nhưng khi tốt nghiệp, tôi bắt đầu lo sợ việc học hỏi của mình không còn được như trước, không có môi trường thuận lợi để học tập. Do vậy tôi đã suy nghĩ các cách để tạo cho mình một nền tảng nhằm tiếp tục việc tự học cho bản thân càng phát triển càng tốt, cũng là để để tôi trở nên tích cực hơn nữa trong lĩnh vực thiết kế. Tôi quyết tâm không để nghề nghiệp thiết kế của mình phát triển một cách chậm chạp, nói đúng hơn là tiến xa và tiến bộ hơn nữa với thời gian.
Dưới đây là một vài mẹo, bài tập và thực hành nhằm giúp ích cho tôi tiếp tục việc học hỏi, phát triển tính sáng tạo và trở thành một nhà thiết kế giỏi hơn.
Trở thành một nhà sưu tầm

Mỗi khi nhìn thấy một tác phẩm thiết kế truyền cảm hứng đến bạn, hãy giữ lấy nó, mang nó về nhà và bỏ ngay vào bộ sưu tập. Tôi có hàng trăm mẫu tờ rơi, áp phích, và những sản phẩm khác đã thu thập, sưu tầm được hàng năm trời, chúng được xếp cẩn thận vào những danh mục và thùng riêng, nhờ đó giúp tôi có thể nhanh chóng tìm chúng khi cần – chúng sẽ là một nguồn cảm hứng tuyệt vời khi bạn cần đến. Thậm chí ngay cả khi cà phê Starbucks đưa ra sáng tạo mẫu báo nhỏ hàng tuần.
Mua sách

Có một bộ sưu tập sách lớn và bao quát luôn là điều thiết yếu cho việc học tập. Tôi cố gắng mua ít nhất một quyển sách mỗi 2 tuần một lần về nhiều thể loại như cảm hứng, đào tạo (đồ họa) và các chủ đề về kỹ thuật.
Đọc tin tức thiết kế

Dù cố gắng đến mấy tôi cũng không thể có được khối lượng thông tin cần thiết , do vậy tôi phải học bằng việc đọc các blog của các nhà thiết kế giỏi khác. Thế giới web là một nguồn tài nguyên thông tin vô giá – hãy tận dụng ưu điểm đó và sử dụng chúng một cách hiệu quả.
Thiết kế một blog

Chỉ bắt đầu với blog này cách đây một vài tháng, tôi thấy nó cực kỳ hữu ích trong việc học hỏi và trau dồi bản thân. Nó làm cho tôi nhận thức rỏ hơn về công việc thiết kế và cộng đồng thiết kế, từ đó ứng dụng và phân tích những điều đó vào công việc của mình.
Gia nhập và tích cực hoạt động trong cộng đồng thiết kế

Là một nhà thiết kế tự do, gia nhập cộng đồng thiết kế trong thế giới trực tuyến là một điều nên làm. Không chỉ giữ cho bạn “luôn làm mới mình” trong thế giới thiết kế, nó còn rất có ích cho việc nhận xét, thảo luận, phê bình. Thật tuyệt khi là ông chủ của chính bạn, nhưng mặt trái của nhà thiết kế hành nghề tự do là không có bất kỳ một phản hồi nào, không ai phê bình, phân tích những tác phẩm của bạn nhằm giúp bạn tiến bộ lên cả.
Chụp ảnh thật nhiều!

Những thiết kế bạn thích nhưng không thể mang nó về nhà được, thì sao? Giái pháp cho vấn đề này là: một chiếc máy ảnh (hoặc điện thoại có chức năng chụp ảnh), chúng sẽ rất hữu dụng trong những lúc như vậy. Bạn chỉ cần chụp và nó sẽ trở thành một trong những thứ bạn sưu tập được. Tôi dùng trang Evernote để cất giữ những thứ như vậy; hình ảnh về các thiết kế kiến trúc, kết cấu, hình dạng của bóng đổ trên tường… Về cơ bản là bất kỳ thứ gì gây thú vị đối với bạn thì hãy chụp nó, nếu bạn không thể lấy nó đi.
Tạo các dự án ảo

Bất cứ khi nào tự thấy bản thân mình có thời gian rỗi. Tôi tạo ra ngay các dự án ảo. Tạo ra một thương hiệu ảo cho một công ty. Thiết kế một logo, bộ nhận diện văn phòng, ấn phảm quảng cáo cầm tay, thiết kế web. Rất hay khi làm những điều này một lần trong khoảng thời gian bởi vì nó duy trì nguồn cảm hứng thiết kế trong ta và cho phép sự sáng tạo của ta hoạt động một cách “hoang dã” không giới hạn. Sự sáng tạo thường dễ bị “giam cầm”, hoặc theo lối mòn khi khách hàng bắt đầu áp đặt và những tác phẩm của bạn khi đó không còn là “của bạn” nữa.
Thiết kế lại tác phẩm của người khác

Không muốn tạo một thương hiệu ảo? Vậy hãy thử thiết kế lại các tác phẩm của người khác. Điều này giúp bạn phân tích được những gì mà người khác làm chưa tốt và những gì bạn sẽ có thể làm tốt hơn.
Thiết kế lại những cái mình đã làm

Điều này có thể có cảm giác giống như sau: “Ôi của mình làm đây sao! Mình đã nghĩ cái gì vậy nhỉ ?! tống khứ nó ngay lập tức thôi!”, nhưng điều quan trọng là vãn phải giữ nó lại. Vì nếu bạn đang tiến bộ, nó sẽ giúp bạn nhìn thấy những khuyết điểm của mình và từ đó phát triển thêm các kỹ năng của bạn. Thay vì ném chúng đi hoặc nhấn nút “delete”, hãy thử làm lại chúng lần nữa.
Tham dự hội thảo hoặc những buổi diễn thuyết

Vài tháng một lần tôi tham dự các buổi giảng của các nhà thiết kế tại các trường địa phương và các trường đại học. Và tôi luôn học được một đến hai điều mới từ các nơi đó.
Kết nối với mọi người

Tham dự các buổi thuyết trình là một cách tuyệt vời để gặp gỡ các nhà thiết kế khác. Tôi luôn cố gắng tim những nhà thiết kế có kinh nghiệm và giỏi hơn mình. Tôi biết – thật khó chấp nhận một người nào đó tài năng hơn bạn, nhưng tạo sự kết nối với những người có trình độ và kỹ năng cao hơn bạn, sẽ đẩy bạn làm việc chăm chỉ hơn và học hỏi nhiều hơn nữa.
Đăng ký một lớp học

Nhiều trường cao đẳng cho phép đăng ký lớp học mà không cần ghi danh toàn khóa. Những nơi đấy sẽ không chỉ dạy bạn một số điều mới về mặt kỹ thuật, mà còn đưa bạn trở lại, gặp gỡ các lớp của chính đồng nghiệp bạn.
Phỏng vấn các nhà thiết kế và các studio khác

Cách đây một năm, một người bạn của tôi, bắt đầu một “chuyến du lịch các studio toàn quốc” (national studio tour) những nơi anh đi qua và đã phỏng vấn hơn 100 các studio thiết kế khác nhau. Anh bạn đó nói rằng những trải nghiệm có được thật tuyệt và học được rất nhiều điều bằng cách đặt câu hỏi mà ở các trường thiết kế có thể bạn không bao giờ nhận được trả lời. Trong chuyến đi đó anh cũng đã gặp được nhiều mối liên hệ hữu ích.
Du lịch

Mỗi lần đi du lịch một nước khác, tôi trở lại và cảm thấy tràn đầy cảm hứng. Trải nghiệm từ các nền văn hoá khác nhau và nhìn thấy các tác phẩm nghệ thuật của họ, mở ra cho tâm trí một thế giới hoàn toàn mới. Tôi chỉ mong mình có thể đi du lịch nhiều nhiều hơn nữa.
Học những điều mới

Bất cứ khi nào “chất xám” ở tình trạng cạn kiệt, tôi cố gắng thử một cái gì đó mới hoặc làm cái gì đó hoàn toàn không lien quan đến thiết kế. Để tâm trí thả lỏng và “chơi” với những điều mới mẻ khác, thường khi bát tay lại với công việc bạn sẽ có một cách tiếp cận hoàn toàn thú vị.
Chụp lấy một quyển Sketchbook!

Sổ tay phác thảo giúp ích bạn rất nhiều trong việc thoát khỏi sự “tắc tịt” ý tưởng khi làm việc trên máy. Nó giúp cho ý tưởng trong bạn được thông suốt một cách nhanh chóng. Hãy xem những điều các nhà thiết kế khác nói về tầm quan trọng của việc phác thảo

1 thg 10, 2010

Luxury garden !

Bộ sản phẩm thiết kế cho khách sạn nhà hàng Luxury Garden !
Với yêu cầu trang trọng và cổ điển, việc trọn tông mầu nâu ấm cùng mầu vàng sang trọng kết hợp với hoa văn trang trí gợi lên nét sang trọng cho toàn bộ sản phẩm !



Phong bì thư :

bộ sản phẩm in ấn :
name card :
Menu :