Trang

16 thg 10, 2010

Nghề Thiết kế - Tốt nước sơn hơn tốt gỗ?

"Tốt nước sơn hơn tốt gỗ", nghe thật ngược đời phải không các bạn? Nhưng đối với một số ngành nghề, câu "tục ngữ ngược" trên lại khá là chính xác.


Điển hình là nghề thiết kế đồ họa- một nghề đang "hot" trong giới trẻ. Vậy việc thiết kế đồ họa là công việc gì? Chắc hẳn là họ sẽ thiết kế một cái gì đó. Và cái gì đó chính là mọi thứ chung quanh ta: từ bao bì của hàng tiêu dùng hàng ngày cho đến các mẫu quảng cáo trên báo đài, các băng rôn giăng đầy các ngã tư, các tờ rơi chào mời mua hàng... hay gần hơn là các nhãn chai lọ trong bếp, trong toilet, các họa tiết trên chén bát, các mẫu logo trên đồ gia dụng,ngay cả bảng chỉ dẫn đường, các biển hiệu giao thông,... đâu đâu cũng có sự hiện diện của đồ họa. Hãy thử tưởng tượng một thế giới không có đồ họa sẽ như thế nào? Chắc hẳn sẽ là một mớ hỗn độn mang một sắc xám chán nản.

Hiếm ai nhận ra đồ họa (không phải designer) dù rằng nó hiện diện ở đó, một bảng chỉ dẫn dễ hiểu, một tờ báo trình bày dễ đọc, một website mua hàng thuận tiện, một bìa đĩa CD bắt mắt, một con tem giới thiệu được cả nền văn hoá...

Đã có người từng nói, thiết kế đồ họa giống như uống một ly rượu vang. Không ai lại uống một loại rượu tuyệt hảo trong một cái ly bình thường bất kỳ nào, rượu sẽ trở nên ngon miệng và ngon "mắt" hơn khi được uống trong một chiếc ly phù hợp. Thiết kế đồ họa chính là cái ly chứa rượu ấy. Chuyên viên đồ họa tạo một vỏ bọc, một bề ngoài bắt mắt hơn cho sản phẩm bên trong nó. Tôi đã từng thấy nhiều người chọn mua những loại xà phòng với bao bì hấp dẫn với giá mắc hơn những sản phẩm cùng loại, mà không quan tâm nhiều đến chất lượng xà phòng bên trong.

Thiết kế là làm nghệ thuật- nghệ thuật mỹ thuật, là sự kết hợp giữa mỹ thuật và công nghệ, tuy nhiên, không phải vì vậy mà các chuyên viên thiết kế đồ họa là người làm việc luông tuồng, tùy hứng và ngẫu nhiên. Họ phải nắm vững các niêm luật căn bản sau:

1. Đồng nhất: Đồng nhất là tính tương đồng và thống nhất giữa các phần tử trong mẫu thiết kế.
2. Tương phản: Tương phản là sự khác biệt giữa các phần tử trong mẫu thiết kế.
3. Nhóm: Nhóm là sự sắp xếp các phần tử tương đồng gần nhau để tạo một quần thể hoặc mảng thống nhất.
4. Cân bằng: Cân bằng là trạng thái phân bổ về sức nặng và tỷ lệ giữa các phần tử trong mẫu thiết kế.
5. Liên tục: Liên tục thể hiện sự liên kết giữa các phần tử trên trang thiết kế góp phần tạo kết cấu và định hướng cho mắt người xem.
6. Hướng: Cách sắp xếp các phần tử trên trang thiết kế theo một đường trục tuyến tính nhất định.
7. Khoảng trống: Khoảng trống là phần không gian bao quanh các phần tử hoặc giữa các phần tử. Bản thân nó cũng là một phần tử trong thiết kế.
8. Giản kiệm: Giản kiệm là loại bỏ tất cả các chi tiết thừa và chỉ để lại những chi tiết căn bản và thực sự cần thiết cho việc biểu đạt hình mẫu của thiết kế.
9. Điểm nhấn: Điểm nhấn là sự nổi bật của một phần tử trên trang thiết kế so với các phần tử còn lại.
10. Tái lặp và điểm nhấn: Nhịp điệu là sự giao động và biến đổi lặp đi lặp lại của các phần tử trên trang thiết kế.
11. Chiều sâu: Chiều sâu là cảm giác không gian 3 chiều tạo ra khiến trang thiết kế dường như không còn là một mặt phẳng.
12. Ý nghĩa: Ý nghĩa của thiết kế là thông điệp nội dung mà nó phải chuyển tải tới người xem.

Đồ họa cũng có thể rất phù phiếm. Một tờ rơi chỉ tồn tại trong vài ngày, nó không phải là thứ càng lâu càng có giá trị như một bức tranh. Đồ họa có thể xuất hiện rất thô với tần xuất dày đặc. Nhưng đó là vì mục đích của nó, làm cho khách hàng là các chủ doanh nghiệp có thể bán được hàng. Trong xã hội tiêu thụ đầy cạnh tranh như ngày nay, hình thức bên ngoài của sản phẩm thật sự là yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là thiết kế đồ họa không hề phục vụ cho nghệ thuật.

Đồ họa là ngôn ngữ thị giác bao gồm sự cân bằng, hài hòa, hình khối, màu sắc, nội dung. Không những thế nó còn là thứ ngôn ngữ ẩn chứa nhiều biểu tượng, văn hoá và quan điểm sống. Một thiết kế có thể hấp dẫn người xem bởi cả bề ngoài và ý nghĩa nó ẩn chứa bên trong. Một designer giỏi ngoài kỹ năng còn cần kinh nghiệm và phông văn hoá tốt. Như bất kỳ ngành nghề nào, mỗi designer phải luôn tự hoàn thiện mình từng ngày, về kỹ năng lẫn vốn sống.
Trả lời với trích dẫn

la fenetre de soleil !

this is corporate identity of my client