Trang

30 thg 1, 2011

9 điểm cần lưu ý khi thiết kế brochure


Brochure là một cuốn cẩm nang bỏ túi, là một cuốn Catalogue gọn gàng trong đó giới thiệu doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh cũng như các chiêu PR của bạn đến khách hàng một cách thu hút, đa dạng và hiệu quả.


1. Đặt câu thông điệp ở trang bìa đầu tiên.

Trang bìa brochure đóng vai trò giống như dòng tít quảng cáo, vì vậy bạn phải ghi những gì quan trọng nhất ở trang này: phương châm, khẩu hiệu, những gì hay nhất mà công ty bạn có...

2. Quảng bá brochure trong các dịp quảng cáo.

Xây dựng kế hoạch Marketing cụ thể, trong các chiến dịch quảng cáo bạn giới thiệu thêm brochure của công ty.

3. Chọn hình ảnh biểu đạt được những ý nghĩa cần thiết.

Hình ảnh công ty, sản phẩm trọng tâm... tốt hơn là dùng từ ngữ.

4. Luôn luôn chú thích cho hình ảnh.

Sau trang bìa các mục chú thích được khách hàng đọc nhiều nhất.

5. Bố cục rõ ràng, làm nổi bật được những ý quan trọng.

Tập trung vào những điểm mạnh, có chương trình khuyến mãi nào đang diễn ra, tư vấn ở đâu, địa chỉ trụ sở và các chi nhánh... Nếu công ty bạn là công ty lớn, có quá trình phát triển lâu dài, có nhiều giải thưởng, nhiều khách hàng thì cũng không nên trình bày quá một trang.

6. Dùng hình chụp thay cho hình vẽ.

Đối với những ngành hàng thông dụng, ảnh chụp gợi cho người xem những hình ảnh thực, sống động.

Ở những lĩnh vực nghệ thuật, thời trang khi dùng hình vẽ sẽ dễ tạo ấn tượng, tạo phong cách riêng...



7. Làm cho brochure bạn đáng được lưu giữ.

Brochure càng được khách hàng giữ lâu chừng nào thì nó còn có sức mạnh bán hàng. Giấy dày và được thiết kế hấp dẫn, có nhiều thông tin hay giúp cho brochure của bạn được khách hàng để dành tham khảo. Thậm chí họ còn dùng để đựng tài liệu.



8. Mang lại sự hảo hạng cho sản phẩm.

Trong nhiều trường hợp, brochure là sản phẩm của bạn, hay gần như một nhân viên bán hàng. Bạn đã đầu tư cho sản phẩm của mình thì cũng phải đầu tư cho bộ mặt của nó.



9. Mời khách đặt hàng.

Thông tin liên hệ với công ty bạn phải được trình bày rõ ràng, trang trọng và được bố trí ở nơi riêng biệt. Sau đó cũng bạn cũng ghi rằng bạn muốn gì: muốn khách hàng gọi điện, liên hệ qua website hay email... nhớ kèm theo thời gian phục vụ.

27 thg 1, 2011

How To Use Colour In Logo Design To Effectively Communicate The Right Message


When studying colour theory we are given an understanding of the colour wheel and the harmonious relationships that can be forged between these brothers of reflecting light… It is here that we are given a cheat sheet on how to use colour effectively to communicate the right message.
Below we use this knowledge to go behind the scenes of colour theory in logo design while looking at various case studies of logo designs that use these principles. Enjoy.
khi nghiên cứu về lý thuyết mầu chúng ta hiểu biết về vòng mầu và các mối quan hệ hài hòa cái đc rèn luyện giữa quan hệ phản chiếu ánh sáng .ở đây, chúng ta đưa ra một bản mầu cách sử dụng hiệu quả mầu sắc để truyền đạt đúng thông tin.

The Colour Wheel – Our Cheat Sheet


Colour Wheels
This wheel, that shows the relationships of colours, is a handy little tool to understand. Without going into any great detail of how the colours of the wheel are established (which is pretty interesting to know), we’ll just tip or toes into the water.

bánh xe mầu này thể hiện mối quan hệ giữa các mầu sắc , đó là một công cụ nhỏ để hiểu.Mà ko đi vào bất cứ chi tiết về cách thức thiết lập bánh xe mầu (đó là điều khá thú vị để biết ).

The panels that have an outline above, with their linking lines, show the relationships colours have. For example, complementary colours are the colours directly opposite each other. In our illustration above (the first wheel highlights the relationship), red and green are directly opposite, so they’re complementary. Just as the blue on the left and the yellow on the right are complementary, the orange and light blue, and so on.
các bảng mầu ở trên cùng với các đường link của chúng thể hiện mối tương quan giữa các mầu sắc. ví dụ bù mầu là các mầu nằm đối diện trực tiếp với nhau. trong hình minh họa ở trên (các nhãn mầu đầu tiên thể làm nổi bật mối qian hệ này ). mầu đỏ,xanh lá là mầu đối nhau, chúng gọi là mầu bù.hay như mầu xanh thiên thanh với mầu vàng là mầu bù nhau. mầu cam với màu xanh dương nhạt cũng vậy .

These aren’t the be-all and end-all of colour combinations obviously, but they’re good places to start when choosing what colours you might want to use for a project. As you’ll see in the following examples, sometimes you might use three out of four tetrad colours, or go for an analogous harmony but stretch it out one more and skip one.
đây ko pải là tất cả từ đầu đến cuối cách pha mầu nhưng là một cách tốt để bắt đầu khi lựa chọn mầu sắc bạn muốn dùng cho project của bạn .như bạn có thể nhìn thấy trong ví dụ sau, đôi khi bạn sử dụng ba hay 4 mầu

The wheel is our simple guide into the world of colours – something to use when you find yourself in a place of bother, or something you may choose to ignore. With that in mind, sometimes one may decide to ignore the wheel, but work with colour meanings and psychology instead. It should be noted that it isn’t exactly a science. Ask a hundred people what red means and you’ll likely get dozens upon dozens of different answers – none wrong. But again, it’s a great starting point and gives you insight into how your audience may instinctively perceive something you’ve put together.
bánh xe mầu là cách đơn giản đưa chúng ta vào thế giới mầu sắc là một cái j đó để dùng khi ta tìm một thứ để tìm hiểu hoặc chọn cách bỏ qua chúng. với điều này trong đầu, đôi khi một trong số đó có thể quyết định để bỏ qua bánh xe mầu , nhưng làm việc với ý nghĩa mầu sắc và tâm lý để thay thế .nó xứng đáng để chú ý nhưng cũng ko nhất thiết chính xác là khoa học. đó là một điểm tuyệt vời nhất và cho bạn cái nhìn sâu sắc vào các đối tượng của bạn có thể theo bản năng cảm nhận đc một cái j đó đc đặt cùng nhau .

Colour Meanings & Theory

ý nghĩa của mầu sắc và lý thuyết

Colour can make or break a design so it is vital that you know what colours mean and what they can communicate. Below are some ‘meanings’ of colour. [Source]
Mầu sắc có thể tạo nên hay phá vỡ một bản thiết kế ,vậy điều quan trọng là bạn biết mầu sắc có những ý nghĩa j và cái chúng có thể liên kết :

  • Red evokes aggressiveness, passion, strength and vitality - mầu Đỏ gợi nên sự giận dữ, đam mê, mạnh mẽ và sức sống
  • Pink evokes femininity, innocence, softness and health. mầu Hồng gợi nên sự nữ tính, ngây thơ, mềm mại và sức khỏe
  • Orange evokes fun, cheeriness and warm exuberance. mầu Cam gợi nên sự vui vẻ, tình bằng hữu ,ấm áp
  • Yellow evokes positivity, sunshine and cowardice- mầu Vàng gợi nên dương tính, ánh nắng, sự hèn nhát
  • Green evokes tranquility, health and freshness. mầu Xanh lá gợi nên thanh bình, sức khỏe và tươi mát
  • Blue evokes authority, dignity, security and faithfulness - mầu Xanh dương gợi nên quyền hành, nhân phẩm,bảo vệ, trung thành
  • Purple evokes sophistication, spirituality, costliness, royalty and mystery - mầu Đỏ tía gợi nên sự tinh tế, tinh thần, sang trọng và bí ẩn
  • Brown evokes utility, earthiness, woodsy-ness and subtle richness - mầu Nâu gợi nên tiện ích ,tinh tế phong phú
  • White evokes purity, truthfulness, being contemporary and refined - mầu Trắng gợi nên sự tinh khiết, trung thực và hiện đại và tinh tế
  • Gray evokes somberness, authority, practicality and a corporate mentality - mầu Xám gợi nên quyền hạn, thực tế và tâm lý corporate .
  • Black evokes seriousness, distinctiveness, boldness and being classic - mầu Đen gợi nên sự nguy hiểm, khác biệt , táo bạo và cổ điển .

Visa – Complementary (logo Visa - Mầu bù)

Visa Complementary
This is a great place to start. This is as straight as it can be – direct complementary colours, no ifs, no buts. Yellow is directly opposite blue, so there isn’t a lot to talk about in this regard really, other than the yellow is a little orange, but let’s not too picky. Let’s have a look at the meaning of the colours.
đây là một nơi tốt để bắt đầu , nó như một sự thẳng thắn như nó có thể ,chính xác đó là mầu bù , ko phải nghi ngờ .mầu Vàng là mầu đối diện trực tiếp của mầu xanh dương trên bánh xe mầu,vì thực sự ko có nh điều để nói về điều này , mầu khác có thể tốt hơn mầu vàng ở đây là mầu cam, nhưng ko quá cầu kỳ chúng ta hãy nhìn vào ý nghĩa của mầu sắc .
Blue is a colour often associated with trust, loyalty, royalty, friendliness, wisdom and peace. It can also be associated with the less noble feelings such as depression, but given the context, not an association easily made—especially with our optimistic, wealthy and joyful yellow sitting calmly on the shoulder of the logo.
Mầu Xanh dương luôn là mầu gắn với sự tin tưởng , lòng trung thành , tình bạn, bản quyền sự khôn ngoan thân thiện , và hòa bình . nó có thể kết hợp với những cảm xúc khác như sự trầm cảm, nhưng trong một ngữ cảnh khác, ko pải là một tổ chức dễ thành lập - đặc biệt là với sự lạc quan, giàu có, vui vẻ mầu vàng thoải mái ngồi trên "vai" của logo .

Remember, colours have a multitude of different meanings for different people – it’s all about context and the brand as a whole.
hãy nhớ rằng mầu sắc có vô vàn ý nghĩa khác nhau theo quan niệm của từng ng. nó là tất cả về ngữ văn và thương hiệu
Wisdom, wealth and trust — what more could one ask for from a company at whom we throw wads of cash? trí tuệ ,sự giàu có , và tin tưởng . nhiều hơn những j nó có trong một logo của một cty về tiền bạc ?
Visa Wheel

Samarra – Tetrad ( phối mầu tứ giác)


Image
When it comes to tetrads, things can get a little dicey. Giving four colours equal footing is risky business, so it’s often better to have dominant colours and weaker colours – the Samarra’s logo is a good example of such a situation.
phối mầu tứ giác có một chút mạo hiểm khi đưa ra 4 mầu bình đẳng là một điều rủi ro trong kinh doanh, vậy thông thường tốt hơn là có mầu sắc chủ đạo và mầu phụ, thì logo Samarra là một ví dụ tốt cho tinh huống sử dụng 4 mầu.

Our two dominant colours dance together as a perfect complementary pair, with the two others giving them a little support as minor players.
Hai mầu sắc chủ đạo kết hợp với nhau và bù trừ một cách hoàn hảo, với hai mầu khác cho chúng một sự hỗ trợ tốt như các yếu tố nền.

This isn’t exactly a perfect tetrad – our two minors are complementary to one another, but not perfect partners for the two majors in regard to a tetrad. They’re close, but off by one panel. The lighter orange is closer to red on our colour wheel and the blue is closer to green. In fact, the major colours are a little off as well, but being tints, we’ll give them a little room to move to help explain the harmony. It is a great example of taking colour theory as a base on which to work from but not necessarily to hold as gospel.
ở đây ko chính xác là một tứ giác hoàn hảo- hai trong số đó là bù mầu cho một cái khác, nhưng nó ko hoàn toàn cho 2 mầu chính.Mầu cam sáng gần với mầu đỏ

26 thg 1, 2011

Hệ thống nhận diện Thương hiệu là gì?

Khi mà Thương hiệu được cảm nhận bằng lý trí và tình cảm. Những đặc điểm nhận diện hữu hình của Thương hiệu được tác động trực tiếp đến xúc cảm của con người, tạo nên sự hình dung một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất về Thương hiệu. Đây được xem là cách “ngắn nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất ” đối với những chiến lược truyền thông Thương hiệu.


Hệ thống nhận diện Thương hiệu được bắt đầu bằng tên (Brand name) và Biểu trưng (Logo) Thương hiệu, nó được xây dựng dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố mang tính đồng bộ và nhất quán của Thương hiệu, từ những ứng dụng cơ bản nhất trong kinh doanh là tấm Danh thiếp cho đến một website hay một chiến lược quảng cáo rầm rộ. Hệ thống nhận diện Thương hiệu làm tăng thêm nhận thức về Thương hiệu, xây dựng tính ổn định và vị thế của Doanh nghiệp trên thương trường.

Hệ thống nhận diện Thương hiệu hiệu mạnh phải có một ý tưởng cụ thể, khác biệt, dễ nhớ, đáng tin cậy, uyển chuyển, linh động và phải thể hiện được một bản sắc Văn hóa riêng. Điều cần thiết để phát huy tính hiệu quả của một HTND Thương hiệu là tính đại chúng.
Hệ thống nhận diện Thương hiệu là một công cụ quảng bá Thương hiệu hữu hiệu, nó là một tài sản cần phải được chăm sóc, quản trị và đầu tư một cách sâu rộng và dài lâu.

“Một Thương hiệu mạnh phải có một Hệ thống nhận diện Thương hiệu mạnh”


Tại sao phải đầu tư một Hệ thống nhận diện Thương hiệu?


Cho đến nay, hệ thống nhận diện Thương hiệu đã giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển tổng thể của Thương hiệu, nó cho thấy một sự đầu tư nghiêm túc, chuyên nghiệp, dễ dàng được chấp nhận về mặt nhận thức và nó trở nên một phần của văn hóa Công ty.

Cốt lõi của một Hệ thống nhận diện Thương hiệu là tính nhất quán, trong đó Biểu trưng là xuất phát điểm của Hệ thống nhận diện Thương hiệu. Thông qua nó, người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận biết sản phẩm hay các yếu tố nhận dạng hữu hình của thương hiệu. Như vậy, một Biểu trưng thương hiệu là khơi nguồn của mọi cảm xúc thương hiệu tác động đến người tiêu dùng.

Một Hệ thống nhận diện Thương hiệu tốt phải thể hiện sự khác biệt một cách rõ ràng với những Thương hiệu khác. Sự khác biệt càng rõ ràng thì nhận thức càng cao và thông qua nó người tiêu dùng có sự liên tưởng tức thì đến Thương hiệu. Hệ thống nhận diện Thương hiệu được xây dựng dựa trên những yếu tố thiết kế đồ họa, từ một website cho đến bao bì sản phẩm những thiết kế đều làm nên sự khác biệt rõ ràng nhất.

Không phải tự nhiên mà những Thương hiệu lớn trên thế giới đều có giá trị lên đến hàng chục tỷ đô la, nó liên tục xuất hiện trên những tạp chí thương mại và trở thành những bài học xây dựng Thương hiệu đắt giá. Trong khi Thương hiệu được định giá lên đến hàng tỷ đô la thì có một thực tế mà chúng ta phải thừa nhận là Hệ thống nhận diện Thương hiệu là một tài sản nội tại của Thương hiệu, nó góp một phần quan trọng cho cái giá trị tài chính mà Thương hiệu
đạt được.




Những lý do thuyết phục để đầu tư một Hệ thống nhận diện Thương hiệu.


* Người tiêu dùng nhận biết và mua sản phẩm dễ dàng.

Người tiêu dùng là bất cứ ai, những người có nhu cầu liên quan đến những sản phẩm mà họ cần mua, không phân biệt địa lý, ngôn ngữ, tuổi tác, tầng lớp xã hội.

Một Hệ thống nhận diện Thương hiệu tốt sẽ mang tính thuyết phục và hấp dẫn cao, nó giới thiệu một hình ảnh Thương hiệu chuyên nghiệp, khác biệt và dễ nhận biết đối với Người tiêu dùng, đó là điều tạo nên sự thành công. Hệ thống nhận diện Thương hiệu còn mang đến cho người tiêu dùng những giá trị cảm nhận về mặt lý tính (chất lượng tốt, mẫu mã đẹp…) và cảm tính (Chuyên nghiệp, có tính cách, đẳng cấp…), nó tạo một tâm lý mong muốn được sở hữu sản phẩm.

* Thuận lợi hơn cho lực lượng bán hàng.

Mọi hoạt động thương mại dù lớn hay nhỏ đều là bán hàng, những yếu tố mà chúng ta gọi là “chiến lược” thực chất đều nhằm thúc đẩy cho việc bán hàng được tốt hơn.

Một Hệ thống nhận diện Thương hiệu chiến lược phải biết tập trung vào người tiêu dùng, nó mang giá trị, thông điệp mạnh mẽ nhất của công ty tấn công vào nhận thức của người tiêu dùng. Sự nhất quán của Hệ thống nhận diện Thương hiệu và việc sử dụng đồng bộ các phương tiện truyền thông sẽ làm cho mối quan hệ giữa mua và bán trở nên dễ dàng và gần gũi hơn. Giờ đây người tiêu dùng mua sản phẩm một cách chủ động, họ tự tin ra quyết định mua hàng bởi vì họ tin vào Thương hiệu cũng như những giá trị ưu việt mà Thương hiệu mang đến cho họ.

* Dễ dàng cho việc xây dựng tài sản Thương hiệu.

Mục tiêu của tất cả các công ty là tạo ra giá trị cổ tức, Danh tiếng của Thương hiệu là một trong những tài sản giá trị nhất của công ty. Thành công của một Thương hiệu phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng nhận thức cộng đồng, củng cố danh tiếng và tạo dựng những giá trị. Một HTND Thương Hiệu mạnh sẽ giúp xây dựng nhanh chóng tài sản Thương hiệu thông qua sự tăng trưởng về mặt nhận thức, sự hiểu biết, lòng trung thành của người tiêu dùng đối với Thương hiệu, nó làm cho giá trị Thương hiệu tăng trưởng một cách bền vững. Tài sản Thương hiệu đang được xây dựng và tăng trưởng từng giờ ngay cả khi ta đang ngủ.


Quy trình xây dựng và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu.


Là chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng hình ảnh và bản sắc hương hiệu, những gói dịch vụ chuyên nghiệp của Lê Viết Hùng được thiết kế mang tính thiết thực và hiệu quả cao, luôn hướng đến sự phục vụ thỏa mãn tối đa những nhu cầu và lợi ích của khách hàng theo cách tối ưu nhất. Với những gói dịch vụ của Lê Viết Hùng, khách hàng có thể dễ dàng tìm được cho mình những giải pháp xây dựng hình ảnh và bản sắc thương hiệu chuyên nghiệp, ấn tượng, hiệu quả, phù hợp nhất với ngân sách đầu tư.

Quy trình xây dựng và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu

Một quy trình xây dựng và thiết kế hình ảnh, bản sắc thương hiệu thường được bắt đầu bằng những nghiên cứu khách hàng về: định vị thương hiệu, sản phẩm, khách hang... . từ đó có thể giúp cho những ý tưởng sáng tạo được hình thành. Phần lớn thời gian của một quy trình xây dựng và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu dựa trên tầm cỡ, tính phức tạp cũng như số lượng những hạng mục thiết kế của dự án.

Bước 1: Nghiên cứu và Phân tích (Research & Analysis)

Những Dự án xây dựng và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu dù lớn hay nhỏ luôn cần sự phối hợp nghiên cứu và phân tích giữa nhà thiết kế và khách hàng, đây là cách tốt nhất cho những những định hướng sáng tạo mang tính khác biệt rõ ràng với những thương hiệu khác. Về phía khác hàng, chủ doanh nghiệp phải bắt buộc tham gia ngay từ khâu này. Những cuộc nghiên cứu tùy mức độ sẽ bao gồm các bước cơ bản sau:

Kiểm tra nội bộ (Internal audit)

Thống nhất những mục tiêu cụ thể của dự án. Những thông tin, tài liệu liên quan có ích cho dự án hay những cuộc trao đổi, thảo luận bàn tròn cũng có những giá trị hữu ích cho những nghiên cứu và phân tích ban đầu.

Thấu hiểu người tiêu dùng (Customer insight)

Những nghiên cứu mang tính thấu hiểu người tiêu dùng sẽ cho những kết quả khách quan và đúng đắn nhằm giúp nhà thiết kế và khách hàng tìm ra được những định hướng, giải pháp và ý tưởng phù hợp với những suy nghĩ, cảm nhận của họ.

Đối thủ cạnh tranh (Competitors):

Nghiên cứu kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho nhà thiết kế và khách hàng có những định hướng chiến lược mang tính đúng đắn, điều này sẽ giúp tạo được sự khác biệt và tách biệt với đối thủ.

Bước 2: Chiến lược (Strategy)

Ở bước này những yếu tố định vị và cốt lõi thương hiệu. Ý tưởng nền của khách hàng, khái niệm thiết kế cơ bản (Concept), thông điệp chính phải được xác định một cách rõ ràng. Một bảng tóm tắt về dự án (Project brief) bao gồm những giải pháp và ý tưởng, mục tiêu của dự án và những kết quả nghiên cứu được nhà thiết kế thuyết trình cùng khách hàng.

Hai đến ba định hướng chiến lược của dự án sẽ được đưa ra, khách hàng chọn một, định hướng được chọn là định hướng chính của dự án, tất cả những ý tưởng, hình ảnh, thông điệp… đều xoay quanh định hướng này cho đến khi hoàn tất dự án.

Bước 3: Thiết kế (Design)

Đây là giai đoạn đã quyết định ý tưởng và định hướng chính của dự án nhằm bước vào triển khai các thiết kế cơ bản. Những thiết kế cơ bản hoàn tất sẽ được thuyết trình với khách hàng và sẽ được điều chỉnh để chọn ra mẫu thích hợp nhất. Mẫu được chọn là xuất phát điểm cho việc triển khai toàn bộ những hạng mục thiết kế của dự án.

Bước 4: Bảo hộ (Trademark protection)

Bảo hộ thương hiệu luôn là nhu cầu cần thiết nhằm bảo đảm an toàn cho thương hiệu tránh những sự sao chép, bắt chước từ đối thủ cạnh tranh. Việc đăng ký bảo hộ cũng là bước an toàn cho giai đoạn tung dự án ra thị trường.

Bước 5: Ứng dụng (Application)

Toàn bộ hạng mục thiết kế của dự án được thiết kế theo từng nhóm cơ bản, khách hàng điều chỉnh và ký duyệt theo từng nhóm cho đến khi hoàn tất. Các thiết kế hoàn tất bao gồm tất cả những yếu tố thiết kế về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu và cả những tham vấn cho khách hàng trong việc đưa vào sản xuất thực tế.

Bước 6: Sản xuất Dự án (Implementation)

Tùy vào thỏa thuận ban đầu giữa khách hàng và nhà thiết kế mà một bản thiết kế có những chi tiết hướng dẫn thiết kế theo từng mức độ khác nhau, nó có thể là những lời tư vấn miệng hay những bản hướng dẫn thiết kế chi tiết (manual guide) cho việc sản xuất dự án. Khách hàng cũng có thể yêu cầu nhà thiết kế trong vai trò là một giám sát và tư vấn để làm việc với nhà cung ứng trong suốt quá trình sản xuất dự án với một khoản phí được thỏa thuận giữa hai bên.

Vai trò giám sát của nhà thiết kế cho việc sản xuất dự án sẽ rất cần thiết và quan trọng, những kinh nghiệm của nhà thiết kế sẽ giúp cho kết quả sản xuất dự án đạt được độ chính xác cao, hạn chế rủi ro hoặc phát sinh. Ngoài ra còn giúp cho khách hàng chọn được những nhà cung ứng có năng lực và tiết kiệm tối đa ngân sách đầu tư.

Theo Dizen

24 thg 1, 2011

Hệ thống nhận diện thương hiệu



Hệ thống nhận diện thương hiệu là sự diễn đạt bản sắc của một công ty bằng hình ảnh thông qua việc sử dụng văn từ và các biểu tượng. Hệ thống nhận diện thương hiệu gồm những yếu tố nhận biết cấu thành thương hiệu được thể hiện một cách đồng bộ, nhất quán tạo nên đặc điểm riêng giúp phân biệt thương hiệu đó với những thương hiệu khác.

Một hệ thống nhận diện thương hiệu thường bao gồm:
1. Những yếu tố nhận biết cơ bản
1-1 Biểu tượng ( Logo)


1-2 Màu sắc trong các tài liệu truyền thông
1-3 Kiểu chữ trong các tài liệu giao dịch và truyền thông


2. Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên các tài liệu văn phòng
2-1 Danh thiếp - name card 5cm x 9cm, 5.5cm x 9cm


2-2 Giấy viết thư letterhead A4


2-3 Bì thư (A5 và A4) và nhãn thư tín
2-3-1 Bì thư A5
2-3-2 Bì thư A4
2-3-3 Nhãn thư tín
2-4 Fascimile
2-5 Hóa đơn
2-6 Bản tin nội bộ
2-7 Thẻ nhân viên
2-8 Tài liệu thuyết trình -power point
2-9 Đồng phục - uniform


3. Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên sản phẩm và bao gói
3-1 Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên sản phẩm




3-1-1 Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên tem nhãn dán lên sản phẩm
3-1-2 Dấu hiệu nhận biết thương hiệu in trực tiếp lên sản phẩm
3-2 Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên bao gói sản phẩm
3-2-1 Bố cục trình bày dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên bao gói sản phẩm
3-2-2 Một số minh họa ứng dụng

4. Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên các biển hiệu
4-1 Các dạng biển hiệu
4-2 Biển hiệu Tổng công ty
4-3 Biển hiệu phòng ban
4-4 Biển hiệu tại quầy lễ tân và phòng họp

4-5 Biển quảng cáo


4-6 Biển hiệu đại lý

5. Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trong truyền thông marketing
5-1 Ấn phẩm quảng cáo
5-2 Thiết kế gian hàng hội chợ triển lãm

5-3 Quảng cáo trên truyền hình (tư vấn)
5-4 Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển

5-5 Hàng khuyến mại
5-6 Website và vỏ đĩa CD