Trang

7 thg 10, 2010

Các giai đoạn làm 1 phim quảng cáo.



Một số thuật ngữ chuyên môn

Producer: Nhà sản xuất. Ông này khá là quan trọng đây, thông thường thì ông này sẽ phải lo đủ thứ. Ổng lo từ lúc chưa có TVC, đến có được TVC, rồi đến xong TVC. Túm lại một Producer giỏi phải có kỹ năng bậc thầy vể PR, chiến lược, tầm nhìn, khả năng kiểm soát tình hình, lường trước những đột biến, thương lượng…

Assistant Director: Trợ lý đạo diễn. Tùy qui mô của phim mà cần có 1 hay nhiều Trợ lý đạo diễn. Ông này có nhiệm vụ giúp Đạo diễn làm một số việc, như thông báo lịch quay tới tất cả các nhóm, thành viên trong đoàn làm phim, kiểm tra tất cả đã sẳn sàng chưa, chuyển ý của đạo diễn tới diễn viên, thay mặt đạo diễn chỉ đạo diễn xuất, đôi khi phải đấu khẩu với đạo diễn để có được những cảnh quay tốt hơn….nói chung là có khối việc cho tay này làm.

Location: Là quá trình đi tìm cảnh, địa điểm quay cho phim. Ví dụ trong kịch bản của bạn yêu cần cần phải có cảnh một cánh đồng thật đẹp. Thì location là việc bạn phải đi cùng trời cuối đất để tìm cho được một cánh đồng sao cho thật thích hợp với kịch bản.

Casting: là quá trình chọn diễn viên. Nếu trong kịch bản của bạn yêu cầu phải có một người có một cái đầu trọc thiệt là đẹp. Thì việc bạn nên làm là mời những người “tóc gió thôi bay” đến để quay phim hoặc chụp hình xem họ có ăn ảnh hay không? diễn viên đầu trọc triển vọng nào sẽ là người thích hợp với yêu cầu cho kịch bản của bạn.

Talent: là những diễn viên trong phim của bạn. Ví dụ trong quảng cáo Xmen, thì cô gái, chàng trai phe mình, và 3 tên kính đen đáng ghét phe nó là những talent.

Make up: là người lo về trang điểm. Vì khi đi quay phim diễn viên phải được trang điểm cho đẹp thiệt là đẹp. chỉ cần họ đổ mồ hôi => lem son phấn chỉ nửa tí thôi thì cũng cần phải trang điểm lại.

Composer: là người soạn nhac. Thường thì ông này là nhạc sĩ. Còn nếu ổng có là trung sĩ hay nha sĩ gì cũng không sao, miễn là ổng có khả nắng sáng tác nhạc thì ok hết. Vì đôi khi phim của bạn cần phải có một bài hát hay một đoạn nhạc. Nếu bạn không đủ tiền để mua bản quyền của một bài hát cho phim của bạn, thì khi đó bạn có 2 hướng để chọn lựa. Một là nhờ người soạn nhạc viết cho bạn một bài hát mới theo yêu cầu của bạn. Hai là bạn chôm nhạc của người ta gắn vô phim của mình luôn. Nhưng khi đã quyết định làm cách thứ hai thì làm ơn đừng nói là tui đã chỉ bạn là được.

Set designer: là người dựng cảnh cho phim của bạn. Ví dụ trong phim của bạn là cảnh trong một trang trại hoang vắng, một chàng hiệp sĩ đang đấu với một con heo rừng khổng lồ ( to hơn con voi chẳng hạn ). cuối cùng thì chàng hiệp sĩ cũng chiến thắng. khi mổ bụng con khủng lợn này ra, người ta thấy trong trong bao tử nó có một bao bì nhãn hiệu thức ăn con cò ( thấy í tưởng tui dữ hok ?!?!?! ). Trong kịch bản này ngoài việc bạn tìm được nơi có một trang trại giống như kịch bản, thì bạn cũng cần phải dàn dựng lại cái trang trại đó, như là phủ bụi lên trên, đập phá bớt cho nó thêm vẽ hoang tàn…. thì đây là công việc của những người dựng cảnh phim. Trong trường hợp bạn cần dựng một cảnh nào đó trong phim trường thì bạn cũng phải cần đến người dựng cảnh phim.

Điều gì quan trọng nhất khi viết TVC nhi?

+ Khái niệm thời gian thật (Real time):
Đa phần các phim quảng cáo là sự rút ngắn của một câu chuyện. Mà câu chuyện có thể xảy ra trong một khoảng thời gian dài (Có thể là vài phút, mà cũng có thể là vài giờ hoặc dài hơn nữa).
Khi câu chuyện trong kịch bản càng kéo dài => cách thể hiện một phim quảng cáo là phải cắt xén và chọn thể hiện hình ảnh làm sao để nói cho hết ý. Do vậy, nhiều phim quảng cáo xuất hiện với hình ảnh đứt quãng, rời rạc => làm người xem cực kỳ khó khăn để hiểu được thông điệp cần quảng cáo.

Trong giới làm quảng cáo chuyên nghiệp. Việc tạo ra một câu chuyện xảy ra đúng theo thời gian thật là điều tối quan trọng. (Ví dụ các quảng cáo của Heineken: Sushi Bar, Siêu Thị hay là Party - tất cả mọi việc đều diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn, đúng như nó xảy ra trong đời thật vậy). Việc tạo ra câu chuyện theo thời gian thật sẽ giúp người xem “như đang sống cùng với câu chuyện” chứ không phải là “đang duyệt xem nội dung câu chuyện”

+ Chỉ thể một ý duy nhất - Single-mind Idea:
Thường các TVC sẽ có độ dài là 30 giây. Do vậy phải làm sao dàng phần lớn thời gian để thể hiện trọn vẹn một ý quan trọng nhất (Tùy theo yêu cầu của chương trình truyền thông) mà thôi.

+ Trước khi làm một TVC theo kiểu QCST, bạn có thể tham khảo 14 kỹ thuật quảng cáo của Ogilvy - có nêu trong cuốn sách QUẢNG CÁO SÁNG TẠO - (Tức các công thức làm TVC sẵn có). Biết đâu bạn sẽ có được vài TVC chỉ trong vòng mươi phút.

Offline: là sau khi đã shooting, có footage rồi thì sẽ lên 1 cái draf TVC, thời điểm này có thể thay đổi, chỉnh sửa nhưng không nhiều (vì đã quay rồi mà). Có thể có Voice hoặc chưa tùy tình hình

Online: sau khi phần hình ảnh và Voice đã được mix. Online gần như là sản phẩm cuối cùng rồi (sẽ phát trên TV), chỉnh sửa nếu có chỉ là gia giảm âm thanh, speed của các frame hình hay super v.v…

Thật buồn và đau lòng khi mà khi mà cho tới nay chưa có một TVC hoành tráng hoặc kinh phí cao nào được làm ở VN. Và còn đau lòng hơn nữa khi thật rất ít những khách hàng lớn chọn một đại lý VN để “trao thân gửi phận”. Trong vô vàn những lý do, thì cốt lõi vẫn là thiếu kiến thức chuyên môn => không chuyên nghiệp => mất lòng tin => no job.
Và còn một nghịch lý đau đầu khác là có một số đại lý VN chúng ta rất sợ làm việc với những người chuyên nghiệp ??!!??!! Eo ơi hiểu hong nôỉ

Quy trình chính hình thành 1 TVC:

Thông thường quá trình ra đời cuả một TVC được chia là 2 giai đọan ( ở đây tui bỏ qua mối liên hệ giữa Agency và Client. Và ở đây chỉ là quá trình thông thường và cơ bản nhất mà một TVC được ra đời, chứ không phải là nhất thiết phải theo qui trình này hén):

Bước đầu tiên thuộc về Agency:
- nhận job từ client ( gồm có thông tin về sản phẩm, đối thủ, yêu cầu…)
- phân tích tất cả các dữ liệu hiện có ( không được phỏng đóan, vì sẽ rất nguy hiểm nếu bạn suy luận sai )
- lập Orientation
- lập kế hoạch ( đây là khái niệm rộng và rất quan trọng của cả quá trình )
- Concept work ( đây là một công việc tối quan trọng quyết định sự thành bại cuả một TVC. Tuy nhiên tiếc là có một số Agency trong nước bỏ qua công việc này vì thiếu kiến thức chuyên môn )
- tạo ý tưởng ( đây là một công việc mà theo tui có thể nói dí dỏm là rất hên xui. Vì cho dù ý tưởng của bạn có được cả thế giới khen tặng, và thậm chí đáng được nhân giải Oscar về ý tưởng, thế nhưng một khi Client trao cho bạn giải mâm xôi vàng thì… xin chia buồn !!! )
- Từ concept + ý tưởng => storyboard
- coppywrite
- music

Một phương pháp tối ưu để làm tốt quá trình này là Brainstorm. Sau khi đã hoàn thành tất cả những công việc trên, Agency giờ đây có thể sút quả bóng này sang Production house.
Bước thứ 2 đến phần của Production house ( ở đây tui chỉ đề cập đến những TVC phải dùng đến camera ). Để hoàn thành một TVC Production house sẽ phải cần tối thiểu là một bộ xậu như sau và làm những công việc sau :

- Director :Từ storyboard => shootingboard ( đây thường là công việc của Director, Shooting board phải thể hiện được tất cả các góc quay, hiệu ứng, hình ảnh, phục trang…nói chung là tất tần tật )
- Producer
- asst. Director
- location
- casting
- talent
- make up
- compose
- set designer
- DOP ( DOP là Director of Photography. Nhân vật này rất quan trọng chỉ sau Director. thế nhưng đôi khi một số nhà sản xuất trong nước họ chỉ cần một camera man là đủ !!!!!! lại thêm một điều đáng buồn )
- Asst. camera
- still
- sound recordist
- costume designer
- lighting crew
- gaffer/park
- props
- Caterer ( với tui là rất quan trọng vì có thực mới vực được TVC )
Bây giờ thì ta phải làm gì khi phim đã quay xong ???? Đương nhiên là sẽ có rất nhiều việc để làm. và mức độ phức tạp của nó cũng còn tuỳ thuộc và bạn đã chọn loại hình nào để quay. Nếu phim nhựa thì khác à nghen, HD có chút vấn đề đây, DG beta quả là không đơn giản, HDV chuyện nhỏ…

Ok, giờ thì phim đã được quay xong rồi ta sẽ phải làm những gì đây?
- Nếu quay bằng phim nhựa thì ta cần phải có một quá trình gọi là processing rồi mới đến telecine. Sau khi đã telecine xong thì mới số hóa để tiến hành làm hậu kì.

- Nếu quay bằng digibeta thì chúng ta cần phải chuyển đổi tín hiệu sang analog để làm hậu kì ( vì ở VN hiện nay vẫn còn phát sóng bằng tín hiệu analog ). Nếu tui nhớ hong lầm ( thường thì tui hay lầm lắm lắm ) thì ở HCMC hiện nay chỉ có 2 nơi có thể chuyển tín hiệu của digibeta đó là HTV và Vafaco.

- Nếu quay bằng HD thì càng phức tạp hơn, vì ở VN hiện nay ( hic lại nếu tui nhớ hong lầm ) chỉ có 2 cái máy này thôi. một thuộc về VTV và cái còn lại Fanatic đang sở hữu. Và cũng phải có đồ chuyên dụng để đổ tín hiệu ra băng. Về cái máy công nghệ cao này nếu giải thích cặn kẽ thì dài dòng (ở VN một số người vẫn nhầm lẫn giữa HD và HDV. thực tế thì về mặt chất lượng hình ảnh HD tương đương với phim nhựa, giá cả cũng thế, trong khi HDV thì ở hàng thấp hơn, về mọi mặt không thể so sánh ), hơn nữa tui cũng biết rất ít về loại này ( mà có loại nào mình biết nhiều đâu ta??? ) nên chỉ có thể nói vậy thôi.

- Nếu quay bằng Beta hay HDV thì đơn giản hơn nhiều, chỉ có việc đưa lên máy và làm hậu kì thôi ( và trước khi đưa lên máy ta cần làm một việc đó là số hóa )

Làm hậu kì chúng ta cần có các công đoạn sau:
- Xử lí hậu kì( đây là công việc rất phức tạp, ta phải làm rất nhiều thứ. tui nghĩ ta cũng nên có một bài riêng về topic này ).
- edit lại hình ảnh
- chọn voice talent để lòng tiếng và narration
- mix nhạc

Sau khi hoàn tất sơ bộ quá trình này ta sẽ có một buổi offline present ( lúc này TVC đã thành hình tuy vẫn còn rất thô sơ, cần có mặt Client và Agency để họ có ý kiến )

Trong buổi offline Client và Agency sẽ cho Production house biết chổ nào cần chỉnh sữa, thay đổi…( sau buổi offline đầu tiên, những production house kĩ tính sẽ luôn luôn có một buổi offline revise để chắc chắn rằng sau lần chỉnh sửa đầu Client và Agency đã không còn gì để phàn nàn nữa ta mới tiến hành làm online).

Bây giờ đến giai đoạn online present. lúc này ta cần sự có mặt của tất cả các bên có liên quan như Client, Agency, Production house. Lúc này thì TVC đã thật sự thành hình và chỉ cần chờ ý kiến của Client. Nếu Client đồng ý tất cả thì mọi việc xem như đã ok, nhưng tiếc là mọi chuyện không bao giờ đơn giản như thế. Chắc chắn là luôn luôn có 1001 chổ cần phải chỉnh sửa, và điều đó bao giờ cũng hứa hẹn cho sự có mặt của buổi online lần 2.

Khi mà tất cả đã được duyệt rồi bây giờ việc sau cùng ta cần phải làm là đổ tín hiệu ra băng beta để phát sóng mà thôi.
Có một điều tui quên đề nhắc đến ( mà chắc tui quên nhiều lắm !!! ) quá trình online và offline toàn bộ làm trên máy tính ( tức là sau khi đã số hóa ). Sau khi hoàn thành tất cả thì ta mới đổ ra băng beta để phát sóng.
Báo cáo quá trình đã hoàn tất.

16 lời khuyên giúp nhà thiết kế tiến bộ



Thiết kế đồ hoạ là một lĩnh vực luôn cập nhật và thay đổi nhanh chóng, cả về tính sáng tạo lẫn kỹ thuật, và trong khi ta còn dễ dàng theo kịp nhịp độ phát triển của nó, thì hãy cố gắng tự học hỏi, trau dồi các kỹ năng, kỹ thuật mới. Việc này nhằm giúp ích cho sự tiến bộ của chúng ta và đẩy chúng ta ra khỏi các giới hạn sáng tạo trong chính bản thân mình.






Người dịch: Tố Đào
Link gốc: 16 Tips to Improve as a Graphic Designer
Khi còn ở trường thiết kế, việc học hỏi về nghề khá dễ dàng và thuận lợi hơn với tôi vì ở nơi đấy xung quanh tôi còn được tạo điều kiện và bao bọc bởi một môi trường đầy nguồn cảm hứng cùng các hoạt động bổ ích nhằm giúp ích cho sự hiểu biết về ngành nghề. Nhưng khi tốt nghiệp, tôi bắt đầu lo sợ việc học hỏi của mình không còn được như trước, không có môi trường thuận lợi để học tập. Do vậy tôi đã suy nghĩ các cách để tạo cho mình một nền tảng nhằm tiếp tục việc tự học cho bản thân càng phát triển càng tốt, cũng là để để tôi trở nên tích cực hơn nữa trong lĩnh vực thiết kế. Tôi quyết tâm không để nghề nghiệp thiết kế của mình phát triển một cách chậm chạp, nói đúng hơn là tiến xa và tiến bộ hơn nữa với thời gian.
Dưới đây là một vài mẹo, bài tập và thực hành nhằm giúp ích cho tôi tiếp tục việc học hỏi, phát triển tính sáng tạo và trở thành một nhà thiết kế giỏi hơn.
Trở thành một nhà sưu tầm

Mỗi khi nhìn thấy một tác phẩm thiết kế truyền cảm hứng đến bạn, hãy giữ lấy nó, mang nó về nhà và bỏ ngay vào bộ sưu tập. Tôi có hàng trăm mẫu tờ rơi, áp phích, và những sản phẩm khác đã thu thập, sưu tầm được hàng năm trời, chúng được xếp cẩn thận vào những danh mục và thùng riêng, nhờ đó giúp tôi có thể nhanh chóng tìm chúng khi cần – chúng sẽ là một nguồn cảm hứng tuyệt vời khi bạn cần đến. Thậm chí ngay cả khi cà phê Starbucks đưa ra sáng tạo mẫu báo nhỏ hàng tuần.
Mua sách

Có một bộ sưu tập sách lớn và bao quát luôn là điều thiết yếu cho việc học tập. Tôi cố gắng mua ít nhất một quyển sách mỗi 2 tuần một lần về nhiều thể loại như cảm hứng, đào tạo (đồ họa) và các chủ đề về kỹ thuật.
Đọc tin tức thiết kế

Dù cố gắng đến mấy tôi cũng không thể có được khối lượng thông tin cần thiết , do vậy tôi phải học bằng việc đọc các blog của các nhà thiết kế giỏi khác. Thế giới web là một nguồn tài nguyên thông tin vô giá – hãy tận dụng ưu điểm đó và sử dụng chúng một cách hiệu quả.
Thiết kế một blog

Chỉ bắt đầu với blog này cách đây một vài tháng, tôi thấy nó cực kỳ hữu ích trong việc học hỏi và trau dồi bản thân. Nó làm cho tôi nhận thức rỏ hơn về công việc thiết kế và cộng đồng thiết kế, từ đó ứng dụng và phân tích những điều đó vào công việc của mình.
Gia nhập và tích cực hoạt động trong cộng đồng thiết kế

Là một nhà thiết kế tự do, gia nhập cộng đồng thiết kế trong thế giới trực tuyến là một điều nên làm. Không chỉ giữ cho bạn “luôn làm mới mình” trong thế giới thiết kế, nó còn rất có ích cho việc nhận xét, thảo luận, phê bình. Thật tuyệt khi là ông chủ của chính bạn, nhưng mặt trái của nhà thiết kế hành nghề tự do là không có bất kỳ một phản hồi nào, không ai phê bình, phân tích những tác phẩm của bạn nhằm giúp bạn tiến bộ lên cả.
Chụp ảnh thật nhiều!

Những thiết kế bạn thích nhưng không thể mang nó về nhà được, thì sao? Giái pháp cho vấn đề này là: một chiếc máy ảnh (hoặc điện thoại có chức năng chụp ảnh), chúng sẽ rất hữu dụng trong những lúc như vậy. Bạn chỉ cần chụp và nó sẽ trở thành một trong những thứ bạn sưu tập được. Tôi dùng trang Evernote để cất giữ những thứ như vậy; hình ảnh về các thiết kế kiến trúc, kết cấu, hình dạng của bóng đổ trên tường… Về cơ bản là bất kỳ thứ gì gây thú vị đối với bạn thì hãy chụp nó, nếu bạn không thể lấy nó đi.
Tạo các dự án ảo

Bất cứ khi nào tự thấy bản thân mình có thời gian rỗi. Tôi tạo ra ngay các dự án ảo. Tạo ra một thương hiệu ảo cho một công ty. Thiết kế một logo, bộ nhận diện văn phòng, ấn phảm quảng cáo cầm tay, thiết kế web. Rất hay khi làm những điều này một lần trong khoảng thời gian bởi vì nó duy trì nguồn cảm hứng thiết kế trong ta và cho phép sự sáng tạo của ta hoạt động một cách “hoang dã” không giới hạn. Sự sáng tạo thường dễ bị “giam cầm”, hoặc theo lối mòn khi khách hàng bắt đầu áp đặt và những tác phẩm của bạn khi đó không còn là “của bạn” nữa.
Thiết kế lại tác phẩm của người khác

Không muốn tạo một thương hiệu ảo? Vậy hãy thử thiết kế lại các tác phẩm của người khác. Điều này giúp bạn phân tích được những gì mà người khác làm chưa tốt và những gì bạn sẽ có thể làm tốt hơn.
Thiết kế lại những cái mình đã làm

Điều này có thể có cảm giác giống như sau: “Ôi của mình làm đây sao! Mình đã nghĩ cái gì vậy nhỉ ?! tống khứ nó ngay lập tức thôi!”, nhưng điều quan trọng là vãn phải giữ nó lại. Vì nếu bạn đang tiến bộ, nó sẽ giúp bạn nhìn thấy những khuyết điểm của mình và từ đó phát triển thêm các kỹ năng của bạn. Thay vì ném chúng đi hoặc nhấn nút “delete”, hãy thử làm lại chúng lần nữa.
Tham dự hội thảo hoặc những buổi diễn thuyết

Vài tháng một lần tôi tham dự các buổi giảng của các nhà thiết kế tại các trường địa phương và các trường đại học. Và tôi luôn học được một đến hai điều mới từ các nơi đó.
Kết nối với mọi người

Tham dự các buổi thuyết trình là một cách tuyệt vời để gặp gỡ các nhà thiết kế khác. Tôi luôn cố gắng tim những nhà thiết kế có kinh nghiệm và giỏi hơn mình. Tôi biết – thật khó chấp nhận một người nào đó tài năng hơn bạn, nhưng tạo sự kết nối với những người có trình độ và kỹ năng cao hơn bạn, sẽ đẩy bạn làm việc chăm chỉ hơn và học hỏi nhiều hơn nữa.
Đăng ký một lớp học

Nhiều trường cao đẳng cho phép đăng ký lớp học mà không cần ghi danh toàn khóa. Những nơi đấy sẽ không chỉ dạy bạn một số điều mới về mặt kỹ thuật, mà còn đưa bạn trở lại, gặp gỡ các lớp của chính đồng nghiệp bạn.
Phỏng vấn các nhà thiết kế và các studio khác

Cách đây một năm, một người bạn của tôi, bắt đầu một “chuyến du lịch các studio toàn quốc” (national studio tour) những nơi anh đi qua và đã phỏng vấn hơn 100 các studio thiết kế khác nhau. Anh bạn đó nói rằng những trải nghiệm có được thật tuyệt và học được rất nhiều điều bằng cách đặt câu hỏi mà ở các trường thiết kế có thể bạn không bao giờ nhận được trả lời. Trong chuyến đi đó anh cũng đã gặp được nhiều mối liên hệ hữu ích.
Du lịch

Mỗi lần đi du lịch một nước khác, tôi trở lại và cảm thấy tràn đầy cảm hứng. Trải nghiệm từ các nền văn hoá khác nhau và nhìn thấy các tác phẩm nghệ thuật của họ, mở ra cho tâm trí một thế giới hoàn toàn mới. Tôi chỉ mong mình có thể đi du lịch nhiều nhiều hơn nữa.
Học những điều mới

Bất cứ khi nào “chất xám” ở tình trạng cạn kiệt, tôi cố gắng thử một cái gì đó mới hoặc làm cái gì đó hoàn toàn không lien quan đến thiết kế. Để tâm trí thả lỏng và “chơi” với những điều mới mẻ khác, thường khi bát tay lại với công việc bạn sẽ có một cách tiếp cận hoàn toàn thú vị.
Chụp lấy một quyển Sketchbook!

Sổ tay phác thảo giúp ích bạn rất nhiều trong việc thoát khỏi sự “tắc tịt” ý tưởng khi làm việc trên máy. Nó giúp cho ý tưởng trong bạn được thông suốt một cách nhanh chóng. Hãy xem những điều các nhà thiết kế khác nói về tầm quan trọng của việc phác thảo