Trang

19 thg 4, 2014

Nhập môn Hình họa Chân dung ( Phần 2 )


Ở phần 1 của " Nhập môn Hình họa Chân dung " tôi giải trình ở mức độ tối giản nhằm giúp những bạn mới học vẽ có thể nắm bắt cơ bản của hình họa chân dung. Sang đến phần 2, tôi muốn mở rộng hơn một chút cho các bạn về kỹ thuật sử dụng bút chì & cách xử lý bề mặt của một bài hình họa.
Phương pháp dựng hình & căn bố cục các bạn tham khảo lại phần 1 (https://www.facebook.com/notes/nguy%E1%BB%85n-ng%E1%BB%8Dc-qu%C3%A2n/nh%E1%BA%ADp-m%C3%B4n-h%C3%ACnh-h%E1%BB%8Da-ch%C3%A2n-dung-ph%E1%BA%A7n-1-/10151347390386148 ) ). Ở phần 2 tôi không sử dụng phương pháp đường thẳng & nói điểm như phần 1 nếu đã quen tay rồi các bạn có thể vẽ đường cong cho bài vẽ mềm mại & biểu cảm hơn.
Trước tiên tôi sẽ khái quát về kỹ thuật sử dụng bút chìXét về căn bản chỉ có 2 thủ pháp để vẽ bút chì: dựng hình rồi vẽ gọn trong vùng giới hạn & dùng tẩy gọt tạo hình cho mảng chì( 1a & 1b ).Còn chất chì cũng chỉ có 2 chất cơ bản : di chì & gạch nét. Từ 2 chất cơ bản trộn với nhau ta được các hiệu ứng khác nhau: di trước gạch sau & gạch trước di sau ( 2 ).Nghịch ngợm với bút chì ta có thể tạo ra rất nhiều hiệu ứng, mỗi hiệu ứng lại gợi cho ta sự liên tưởng hình ảnh từ thực tế. Thực chất hình họa chì cơ bản là sự chuyển thể mẫu tự nhiên có màu sắc thành tranh thông qua ngôn ngữ đen trắng của bút chì, hay còn gọi là mã hóa hình ảnh.( 3)Một điều quan trọng khi vẽ chì đấy chính là bút chì màu đen nên chỉ dùng để vẽ bóng tối còn ánh sáng chính là vùng giấy trắng, sắc độ được tạo ra bởi sự tác động chì lên bề mặt giấy nhiều hay ít hoặc khoảng cách mau thưa giữa các nét chì.Áp lực của tay cũng là điều cần thiết, phải luyện nét hàng ngày. Cảm xúc chỉ thực sự biểu cảm với một đôi tay khéo léo... Hãy bắt đầu như 1 thợ học việc !
* Bước 1: Khái quát phom dáng & dựng những nét chính Tôi đặt nằm cây bút chì 6B & phác nhẹ tay khái quát những nét đầu tiên bao gồm: phom dáng của đầu, trục mặt  & cung lông mày rồi ép chì mạnh hơn ở một vài góc cạnh của xương. Giai đoạn này tôi vẫn vẽ bằng thân của ngòi chì, để vẽ như vậy các bạn cần cầm gần với ngòi chì hơn & đưa bút bằng cổ tay.Ở bước này các bạn chỉ nên quan tâm đến khối lớn & các vùng lớn cũng như sự tương tác của hình & nền, chi tiết là không cần thiết.
*Bước 2: Phân tích cấu trúc & khái quát ánh sángSau khi phân tích cấu trúc của bề mặt tôi di nhẹ chì vào những vùng tối & nối chúng thành một miền. Như vậy bài vẽ sẽ có 2 sắc độ cơ bản để từ đó ta thêm vào các sắc độ khác dựa trên tương quan lớn, xong công đoạn phủ bóng tối nên gợi lại một chút các chốt của hình.
* Bước 3: Thâm diễn & hoàn thiệnGiai đoạn này vô cùng quan trọng nên các bạn cần phải thật từ tốn & quán xuyến một cách khách quan, tránh tình trạng mải mê vào một vùng nào đó vì như vậy rất dễ bị vênh khối, tốt nhất là thường xuyên để bài ra xa để ngắm & nheo mắt kiểm tra sáng tối lớn.Với góc xuôi sáng thế này tôi thường tập trung thâm diễn ngũ quan & các góc tiếp giáp của hình. Khối mặt chỉ gợi nhẹ bằng các vuốt đậm từ 2 chu vi của hình & tụ sáng ở giữa ( tất nhiên vẫn có một bên hơi đậm hơn bên kia ). Tôi thường di nhẹ chì cho một vùng chi tiết để tạo lớp lớt cũng như tạo màu sắc cho vùng: di bằng thân bút sẽ tạo hiệu ứng độ nhầy còn di bằng đầu bút sẽ tạo hiệu ứng xốp mịn, sau đấy đứng bút để tạo nét lên trên & lớp hoàn thiện cuối cùng hay còn gọi là lớp tráng thì lại di nhẹ chì lên một số vùng cần làm êm.Mỗi người sẽ có những cách xử lý kỹ thật chì tùy theo sở thích & sở trường miễn sao phản ánh cho người xem hiểu được bề mặt mình muốn mô phỏng. Trên đây là một vài kinh nghiệm chia sẻ cùng những bạn căn bản sau khi đã bước qua giai đoạn dựng phom dáng thô, chúc các bạn thành công.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét