Trang

14 thg 10, 2010

Cú Đánh Thức Tỉnh Trí Sáng Tạo của Roger Von Oech”:

XẾP HÀNG ĐỂ BỊ ĐÁNH VÀ NHẬN CHÌA KHÓA CỦA CHÍNH MÌNH!



Đọc xong bài này, bạn đừng ngạc nhiên, thậm chí tủm tỉm cười thầm sau khi tìm được chiếcchìa khóa kích hoạt sự sáng tạo của bản thân. Nó sẽ khiến não bạn “sôi ùng ục” trong bất cứ tình huống nào mà bạn “thò tay vào”, giúp bạn nhận ra rằng khả năng sáng tạo của con người là vô hạn. Và dường như “thế giới chật chội” này cần được bạn lật tung lên bằng khả năng tư duy nhạy bén của mình. Bạn cần biết cách sử dụng não mình như chiếc kính vạn hoa, chỉ cần lắc nhẹ, cả thế giới trở nên muôn màu, thú vị. Nhận lấy và ghi nhớ những điều tôi sắp đưa ra sau đây, thật ra là từ quyển sách: Cú Đánh Thức Tỉnh Trí Sáng Tạo củaRoger Von Oech. Với cả đời tôi, có lẽ đây là cú đánh…đáng giá nhất mà tôi từng “được nhận”.
Khuyến cáo đầu tiên là hãy tìm kiếm nhiều hơn. Phải dẹp ngay những câu trả lời luôn được “lập trình sẵn”. Đừng bao giờ “xì tốp” khi chỉ thấy được một câu trả lời. Nhớ rằng đằng sau số 1, chúng ta còn có 2,3,4,5,6,7,8,9…
Bạn không cần thiết phải luôn luôn đi một con đường từ nhà đến trường. Có nhiều sự lựa chọn khác nhau, phòng lúc “lô cốt bủa vây hay mưa giăng bít lối” chứ…. Hãy “binh” bằng nhiều đường khác nhau, bạn nhé. (Ổ khóa thứ 1 được mở).
Tưởng tượng các vấn đề một cách phi logic là cách mở ổ khóa thứ 2. Sử dụng những hình ảnh ẩn dụ, thật gần gũi để hiểu vấn đề bạn đang gặp phải. Dĩ nhiên bạn sẽ không phải là kẻ “ bị chạm dây” thần kinh số 16 gì đâu khi thực hiện việc này. Ngược lại, điều đó giúp “bộ IC” của bạn nhạy như điện cao thế gặp phải ..nước ấy..
Kế đến, …cho dù có vào thời điểm tháng an toàn giao thông đi chăng nữa, với ổ khóa thứ 3, tôi muốn bạn vượt đèn đỏ, bỏ qua đèn vàng, cứ chạy hàng ngang, thậm chí lạng lách, đánh võng trong…mỗi ý tưởng của mình. Quên đi những luật lệ vốn có. Luật lệ đã “gông cùm” cái đầu chúng ta quá lâu. Đã đến lúc để sự tự do lên tiếng. Nếu cứ bám vào hàng tá luật hình sự, dân sự, quân sự, …lý sự…gì gì đó thì chính bạn là người “cầm dao khứa cổ con mình” đấy.
Tôi cam đoan rằng: sẽ không thừa một tí nào khi bạn đặt ra càng nhiều câu hỏi: “Nếu…thì sao ?” để mở ổ khóa thứ 4!
Uhm, nếu tôi không bị “đánh” bởi quyển sách của “thằng cha Roger Von Oech” thì tôi đã không chia sẻ những điều này cho bạn (để …có người bị đánh như tôi). Nếu bạn mặc chiếc quần đỏ thì bị bò rượt, còn mặc quần xanh thì sao?(bị trâu húc chẳng hạn…ha ha..). Hỏi, hỏi và hỏi…thật nhiều vào…
Đầu bạn bắt đầu “sôi”, đã đến lúc thêm ít gia vị, chất xúc tác cần thiết rồi đây!
Ổ khóa thứ 5 có thể được gọi là… giới hạn của những cuộc vui. Và hầu như đây là điều luôn mang theo “nỗi sợ hãi”. Vui và tận hưởng cảm giác tột đỉnh của sự tự do, rồi giới hạn cuối cùng là điểu cần phải “giải quyết”. Nói đúng hơn: Sự cần thiết là người Mẹ của sáng chế, còn Ba nó chính là sự vui chơi”. Vui chơi để sáng tạo.
Một khi đã mở được 5 ổ khóa rồi thì cũng không đến nổi quá khó để mở luôn 2 ổ khóa thứ 6 & 7. Có điều, tôi khuyên bạn nên là người có “phận sự”; không nên thoái thác hay biện hộ rằng mình không phải là một “chuyên gia bom mìn” sau “những gì đã gây ra”. Bạn đã khám phá và phải luôn khám phá những điều bất ngờ xung quanh. Bạn có quyền cho phép mình có trách nhiệm như một người Cha, hay tình yêu bao la của người Mẹ, hoặc có thể là sự “quan tâm kỳ cục” của ông …hàng xóm..
Để làm gì ư? Chỉ có những điều đó mới mang lại cho bạn hàng loạt những giá trị bất ngờ khi đứng dưới từng góc độ, để cảm thụ những luồng ý tưởng đang chảy trong ta.
Chuyện đời rất mơ hồ! Thực hư lẫn lộn không biết đâu mà lường! Phải tập làm quen với từng “chương trình xổ số”. Chơi trò chơi giải mã những giấc mơ. Và trong sáng tạo, sự mơ hồ cũng được xem trọng, đáng để thành ổ khóa thứ 8. Ngẫu nhiên luôn là những yếu tố bất ngờ và kích thích tư duy của bạn, khiến bạn nhảy cẫng lên khi đứa con (ý tưởng) cất tiếng khóc tu oa đầu tiên. Và sau đó, bạn nhận ra rằng nó có hàng loạt điểm tương đồng với… anh chàng hàng xóm.
Hãy ghi nhớ, lỗi lầm là những người bạn. Nếu bạn là người thường xuyên mắc sai xót thì cũng đừng nên bi quan hay sợ bị lên án. Ổ khóa thứ 9 nói rằng: Lỗi lầm chính là cánh cửa dẫn đến sự khám phá. Nếu bạn muốn đánh trúng thì cách tốt nhất là hãy chuẩn bị cho những cú đánh trật…
Đến đây, gần như bạn đã nắm gọn trong lòng bàn tay chiếc chìa khóa sáng tạo của bản thân. Ổ khóa cuối cùng không nằm trong quyển sách, cũng chẳng nằm trong tay tôi. Mà nó thuộc về trái tim bạn. Cách mà bạn khẳng định câu hỏi: Tôi có phải là người sáng tạo không? Hứa với tôi là bạn luôn trả lời “YES” để niềm tin bạn được đặt vào đó.
NẾU MUỐN BỊ ĐÁNH PHẢI NHỚ RÕ

Quá trình sáng tạo thật sự sẽ trải qua bốn giai đoạn:
Đầu tiên, đóng vai nhà thám hiểm để có được thông tin và nguồn tài nguyên mới…
Sau đó, sáng tạo dựa trên thông tin đã có theo phong cách của một người nghệ sĩ….
Cần sáng suốt và công tâm như một quan tòa để có những quyết định hợp lý.
Cuối cùng là sự quyết đoán, dũng mãnh của một chiến binh, vượt qua những lời bào chữa_kẻ thù tiêu diệt các ý tưởng, sự thoái lui và những cản trở khác nhằm đưa ý tưởng vào hành động.
DÀNH CHO NHỮNG AI THÍCH BỊ ĐÁNH
Luôn có những kế hoạch cụ thể, lý do vững chắc để khích lệ hành động của mình.
Tạo ra một môi trường sáng tạo lý tưởng, khi ở trong nó bạn sẽ trở nên sáng tạo hơn nếu được môi trường ủng hộ và trông đợi những ý tưởng mới.
Sự sáng tạo phải thoát khỏi những lời bào chữa trong quá trình thực hiện còn quan trọng hơn cả việc đưa ra ý tưởng.
Hãy nuôi dưỡng khả năng mạo hiểm bằng cách thử nhiều điều mới mẻ. Nếu không, khả năng này sẽ mất dần và bạn sẽ không có được các cơ hội nữa.
Tìm một điều có thể gây nguy hiểm cho vấn đề_ sự sinh tồn, lòng tự trọng, tiền bạc, danh tiếng _ để mang lại cho bạn động lực thực hiện thành công ý tưởng của mình.
Không bao giờ cảm thấy thỏa mãn với những thứ hiện có. Sự bất mãn có thể mang lại lợi ích cho quá trình sáng tạo.
Những ý tưởng mới có thể mang lại những nguy cơ tiềm ẩn và con người phản ứng tiêu cực đối với chúng. Sẵn sàng chuẩn bị tinh thần để đón nhận và vượt qua.
Ý tưởng sẽ chỉ là vô ích nếu nó không…bán được. Bạn phải tự hỏi điều gì khiến ý tưởng của mình trở nên hấp dẫn hơn!
Thời hạn chính là nguồn cảm hứng đích thực, đó là khi bạn phải hoàn thành công việc của mình.
Kiên trì, kiên trì và kiên trì trong mọi tình huống.
Sau tất cả những điều này, bạn nên “tự thưởng” cho những cố gắng của chính mình để có thể tiếp tục thành công
Theo TYM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét