Trang

4 thg 4, 2011

CASE STUDY “CANH NGON QUÁN” VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

Giữa 2009, TYM nhận lời một người bạn về việc thiết kế hệ thống nhận dạng thương hiệu cho quán Canh Ngon – một quán canh Trung Hoa vừa tròn 2 năm tuổi. Ban đầu, TYM nghĩ đó chỉ là một dự án thiết kế logo nhỏ nhưng sau đó là một chuỗi những buồn vui, mâu thuẫn và bài học mà TYM không bao giờ quên.

Câu chuyện Canh Ngon được bắt đầu như sau:

04/08/2009…
Sau một năm thử sức với nghề Event tại Daiko agency, anh Thanh Tâm quyết định đã đến lúc toàn tâm toàn ý cho những dự án của riêng mình, một trong số đó là Canh Ngon. Với tham vọng quán sẽ nhân rộng ra theo hình thức franchise, anh tìm đến sự giúp sức của TYM với mong muốn “tạo dáng” lại hệ thống nhận diện thương hiệu Canh Ngon cho những bước tiến xa hơn, gần nhất là khai trương quán Canh Ngon thứ 2.

Theo đúng truyền thống kinh doanh của người Hoa, sức lực và tài chính đều được tập trung vào chất lượng các món canh, sao cho khách hàng, đặc biệt là các gia đình – khách hàng mục tiêu của quán luôn phải quay trở lại. Do đó, Logo ban đầu của Canh Ngon chưa được…”ngon” lắm:
Photobucket

Bảng hiệu cũ:
Photobucket

Cùng là dân HUFLIT cũng như tận dụng cơ hội để các TYMer có “đất dụng võ”những kiến thức Marketing đã học, TYM quyết định “chung sức” cùng Mr Tâm.

10/08/2009, có mặt tại quán Canh Ngon vào đúng 8h30 sáng, sau 1 giờ đồng hồ “xem xét mặt bằng”:

(Từ trái qua: Nam TYM, Dũng TYM, anh Tâm)

Photobucket

cả nhóm cùng anh Tâm đã có cuộc trò chuyện đầu tiên về…
1. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN:

Ngay từ buổi đầu tiên, chủ quán Canh Ngon đã cung cấp rất nhiều thông tin với TYM về các món ăn, về định hướng của quán, cách nhìn, suy nghĩ và thói quen dùng canh của người Hoa:

- Người Hoa rất khó tính trong ăn uống, chỉ cần thiếu một loại gia vị thì ngay lập tức họ sẽ nói ngay với chủ quán và yêu cầu đổi.

- Người Hoa chỉ thích thưởng thức canh NÓNG, thậm chị khi dùng gần xong thì canh vẫn phải còn độ nóng nhất định.

- Khi có việc gì không vừa ý, họ sẽ góp ý ngay, thẳng thắn và hoàn toàn mang ý xây dựng. Khác với người Việt, thường khi không vừa ý sẽ không nói gì và… một đi không trở lại!

- Người Hoa ở địa vị và thu nhập càng cao thì càng giản dị, vì vậy tư tưởng phục vụ “trông mặt bắt hình dong” là hoàn toàn không được có ở các nhân viên phục vụ .

- …

Chỉ trong 3 tiếng đồng hồ, TYM đã được “phổ cập” những kiến thức về văn hóa ẩm thực và các món canh Trung Hoa cực kì thú vị – mang đến cho TYM rất nhiều nguồn cảm hứng cho công việc về sau. Những chia sẻ này sẽ giúp nhóm rất nhiều trong việc thấu hiểu khách hàng mục tiêu để ứng dụng vào thiết kế sao cho phù hợp, đặc biệt hữu ích đối với các thành viên TYM không phải là người Hoa.

Photobucket

Phần không thể thiếu đó là mô tả chi tiết của anh Tâm về “điều mình muốn” đối với Logo mới cho TYM, quan trọng nhất là:

- Màu sắc chủ đạo: xanh lá cây gợi cảm giác tươi mát, dễ chịu, đó cũng là màu chủ đạo của quán suốt 2 năm qua

- Kết hợp hài hòa giữa Trung và Việt :wink: , nhiều “vật vã” đã xuất phát từ yêu cầu này, hì hì…

(Từ trái qua: anh Tâm, Lil TYM (designer), Việt Dũng TYM)

Photobucket

Sau buổi sáng làm việc rất hiệu quả, TYM bắt đầu tiến hành research để có thêm thông tin và quan trọng nhất là…

2. NHỮNG NGUỒN CẢM HỨNG BAN ĐẦU:

Mỗi người một góc nhìn, tựu chung lại nhóm đã chọn ra những hình ảnh tiêu biểu thể hiện “chất Hoa” rõ nét nhất:

Xe hủ tiếu mì:

Photobucket

Dim-sum (Điểm tâm):
Photobucket

Cảm hứng “Đèn lồng đỏ treo cao” :D :

Photobucket

Decor thường thấy ở các nhà hàng Trung Hoa:

Photobucket

Chén thố:

Photobucket

Photobucket

Rồng – Biểu tượng của sức mạnh

Photobucket

Bát quái ngũ hành:

Photobucket

Nét chữ, tính người:

Photobucket

Kết hợp những cảm hứng trên với yêu cầu của Canh Ngon, TYM đã phác họa được ý tưởng mình cần tìm phải hội đủ…

3. NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG:

Ý tưởng cần tìm phải nằm trong phần giao nhau của 3 vòng tròn bên dưới:

Photobucket

1. Phải ra nét “Hoa”

2. Nhìn vào phải biết ngay là logo của một thương hiệu trong ngành ăn uống, cụ thể là canh

3. Thể hiện được sự “Ngon” – tiêu chí hàng đầu của của Canh Ngon quán

Ý tưởng phải hội đủ 2 đến 3 yếu tố kể trên. Nhìn thì đơn giản nhưng đến khi bắt tay vào thiết kế mới thấy vất vả thế nào…

4. NHỮNG Ý TƯỞNG ĐƯỢC “ĐẶT” LÊN GIẤY, “NẶN” THÀNH HÌNH:

Những bản mind map đầu tiên được phác thảo ra giấy. Tuy có phần mềm Concept Draw Mindmap nhưng trong Design thì “phăng” ý trên giấy luôn tạo được nhiều cảm hứng sáng tạo hơn. Lil TYM chia sẻ từ kinh nghiệm thiết kế của mình: “Đối diện với màn hình vi tính chỉ khi ý tưởng đã được định hình tròn trịa trên giấy và trong đầu người thiết kế mà thôi”. Ngoài ra, việc làm sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn bật ra nhiều ý tưởng, kiểm soát và hệ thống chúng một cách gọn gàng nhất:

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Sau đó, 3 option đầu tiên đã ra đời:

(Từ trái qua 1,2, 3 (2 hình cuối))

Photobucket

Option 1: TYM lấy cảm hứng từ đọt non của ngọn rau kết hợp lại tạo thành hình cái tô nhằm thể hiện nét xanh, sạch của món ăn mang nguồn gốc thiên nhiên.

Option 2: Canh tiềm ngon lém lém, ăn rồi là muốn ăn thêm nữa, rồi thêm nữa…

Option 3: Logo được thiết kế từ chữ (logotype), chữ CANH được đặt bên trong chữ NGON. Chữ O của chữ NGON được thể hiện như tô canh sóng sánh nước.

Sau đó 1 tuần, TYM nhận được những phản hồi đầu tiên:

Option 1: “Trừu tượng quá đến nổi không hiểu muốn nói đến ý gì, người ăn canh không hiểu đó là gì đâu. Vả lại, canh tiềm được nấu từ những loại thảo dược kết hợp với gà, heo, dê, bò .v..v nhằm bồi bổ sức khỏe của người ăn. Nếu chỉ có đọt non của cọng rau sao nói hết được ý nghĩa đó, chẳng lẽ thêm vào miếng thịt gà, sừng dê hay da heo… Không được, option này không khả thi!”.

Option 2: “3 Cái Tô chồng lên nhau; hình tượng này khiến người ăn sẽ nghĩ đến 1 quán khác, đó là quán Thêm 1 Tô hay quán 3 Tô; điều này không hợp lý, thà không có logo còn hơn là để người ta nghĩ về 1 quán khác. Mặt khác, các món canh tiềm trong quán được đặt trong thố,không phải tô, logo này lạc hướng rồi em ơi”. (TYM toát mồ hôi… :’( )

Option 3: “Mang phong cách hiện đại, cũng tốt, nhưng khi nhìn vào chỉ thấy chữ Ngon, chữ Canhquá nhỏ. khách sẽ nghĩ ngay đến Quán Ngon. Chúng ta sẽ lại đi vào lối của người khác, trong option này anh thích nhất là chữ O vì nó giống cái Tô có nắp, em có thể phát triển ý tưởng lên từ gợi ý này không? thêm vào đó, phải có chất Hoa trong đó nhé” (TYM muốn té ngửa vì mọi chuyện tưởng dễ, ai dè khó quá vầy nè… hix..)

Tóm lại: Te Thị Tua do vẫn chưa ra được Logo hội đủ 3 “vòng tròn định mệnh”:

Photobucket

Quyết không “thua non”, phải…

5. NỖ LỰC LẦN 2 VÀ BÀI HỌC ĐẮT GIÁ:

Sau đó 2 tuần và vài cuộc brainstorm, Phương TYM (Hiện đang là Account của Nexttep agency) đã đưa ra ý tưởng “Vứt 3 cái vòng tròn vớ vẩn kia đi, thử thể hiện chữ Canh Ngon theo kiểu chữ Hoa thư pháp mà Phương đã từng thấy, như vậy vừa độc đáo vừa kết hợp được cả Hoa và Việt! Phương sẽ nhờ ông của mình, người viết thư pháp rất đẹp, hiện đang ở Đà Nẵng giúp!”

Nói là làm, 3 ngày sau, một cánh thư từ “Đè Nẽng” bay vào Hồ Chí Minh, mở ra, choáng!
Photobucket

Chữ được viết rất đẹp theo phong cách thư pháp kèm lời dặn dò của “ông đồ”. Nhóm rất kỳ vọng vào option 4 này nhưng kết quả sau khi cho anh Tâm và các anh chị ở quán Canh Ngon xem là:

“Người Hoa cực kỳ không thích cái cách viết chữ Việt không ra Việt mà Hoa cũng chẳng ra Hoa, thà không có logo còn hơn. Viết như vậy để xem còn được chứ làm thì không đâu!”

Nhận xét trên đã “dập” cho TYM hiểu ra một điều:

Sáng Tạo luôn luôn cần có một cái đầu bay bổng và đôi chân chạm đất.

Quả là có những việc chỉ có trải nghiệm thực tế mới “biết đá biết vàng”!

Qua 4 options, TYM rút ra được cho mình những bài học:

  • Nếu có đưa ra option để khách hàng lựa chọn, chỉ nên có từ 3 cái.
  • Nên quan trọng chất hơn là số lượng.
  • Càng đưa nhiều các option càng yếu về mặt ngữ nghĩa trong cách giải thích.
  • Nghiên cứu kỹ về “thị trường logo” trước khi thiết kế logo cho mình, tránh lặp lại, na ná về cách thể hiện…
  • Tìm hiểu thật kỹ về văn hóa, yếu tố xã hội, đời sống, thông tin đối tượng khách hàng.

Thua keo này, ta…

6. DỐC SỨC CHO TRẬN CUỐI:

3 tháng đã trôi qua, 80% thành viên trong TYM vừa trải qua kì thi tốt nghiệp đại học căng thẳng, tuy không ai “bỏ cuộc chơi” nhưng tinh thần đã xuống nhiều. Nhưng nhóm vẫn cố gắng giúp anh Tâm vì ngày khai trương quán đã gần kề, vẫn kiên trì theo “sơ đồ chiến lược”:

Photobucket

Cùng với góp ý của anh Tâm: “Anh thích ngẫu hứng chữ O trong Option 3 đó, TYM thử phát triển xem sao?”, một ý tưởng mới mà cũ ở option 3 đã được phát triển. Kết quả cuối cùng là một sự kết hợp của ký tự “O” trong chữ Ngon của option 3 và phong cách thư pháp:

Photobucket

Rút kinh nghiệm, lần này TYM chỉ gửi 1 cái logo duy nhất nhưng được đầu tư rất kỹ về mặt ngữ nghĩa lẫn thiết kế. Ngay khi nhận được logo, anh Tâm gọi ngay cho S. TYM nói rằng: “S. ơi, đẹp dữ vậy em, được rồi đó!”

YEAH YEAH YEAH!!!!!!!!!!!!!!

Kết quả cuối cùng:

Photobucket

- Màu xanh chủ đạo tạo cảm giác tươi mát cho Logo.

- Chữ Canh Ngon viết theo lối thư pháp tạo cảm giác truyền thống.

- Hình thố canh đậm chất Trung Hoa với chiếc nắp nghiêng gợi hình ảnh tô canh nóng, đang chờ được thưởng thức

Đừng vội mừng, tiếp theo TYM phải bắt tay…

7. THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CANH NGON:

TYM thao tác công đọan cuối việc chuẩn hóa logo Canh Ngon:
Photobucket

Logo & ý nghĩa:

Photobucket

Đăng ký bảo hộ pháp lý về hình dáng logo Canh Ngon:

Photobucket

Một vài quy định khác:

Photobucket

Quy định màu sắc chuẩn:

Photobucket

Photobucket

Khi mọi thứ tương đối hoàn chỉnh cũng là lúc TYM xoay sang lo về…

8. ỨNG DỤNG THIẾT KẾ VÀO THỰC TẾ:

Ngày khai trương quán thứ 2, TYM thấp thỏm vừa mừng vừa lo cho “bộ mặt” mà mình tạo ra cho Canh Ngon:

Decor:

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Biển hiệu:
Photobucket

Đồng phục:

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Menu:

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Tent card:

Photobucket

Photobucket

Tờ rơi

Photobucket

Photobucket

Xe giao hàng:

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Phew! Vậy là tạm xong, cuối cùng là bước review lại kết quả bằng cách hỏi ý kiến của những chuyên gia thương hiệu mà TYM biết. Xin trích đăng ý kiến tiêu biểu của anh Nguyễn Thanh Tân – Giám Đốc Phát Triển Dự Án BMG International:

Photobucket

“Hiện nay Canh Ngon đang sở hữu 1 logo khá tốt về mặt nhận diện, điều đó được thể hiện hiện rõ qua ngành hàng họ đang họat động(thực phẩm). Hình ảnh hiện đại của “Cái Thố” được cách điệu kết hợp với kiểu font thư pháp của chữ “Canh Ngon” tạo một nét rất riêng, rất đơn giản; và thông thường, những logo đơn giản thì được…sống lâu..

- Màu sắc khá ổn với màu xanh chủ đạo, bởi nó tạo cảm giác tươi mát, sạch cho thực khách.

- Tuy vậy, logo vẫn còn yếu về mặt hình khối và nhận diện từ xa. Điển hình như việc triển khai outdoor thì sẽ gặp khó khăn…”

Ngoài ra, anh Tân cũng gửi tặng bạn đọc TYM quyển ebook: BrainMark.Design BIS_Guildline – bộ tài liệu dày 108 trang rất chuẩn về cách thiết kế hệ thống nhận dạng thương hiệu chuyên nghiệp:

Photobucket

Bạn nào muốn ghé ủng hộ thì có thể đến 1 trong 2 địa điểm sau:
Chi nhánh 1: 210 Nguyễn Tri Phương, P.4, Q.10
Photobucket

Chi nhánh 2: Hàn Hải Nguyên, P.2, Q.11
Photobucket

Hoặc click vào đây để tham gia Fanpage của Canh Ngon để thường xuyên nhận thông tin về những chương trình Promotion của quán.

Xin khép lại bài bằng lời cảm ơn dành cho TYM của anh Thanh Tâm – người đàn ông dũng cảm đầu tư tiền lẫn tình vào Canh Ngon Quán:

Photobucket

Còn rất nhiều thử thách phía trước nhưng TYM tin rằng với tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám thành công”, anh Tâm sẽ vừa thu tiền lời từ Canh Ngon vừa thu “tình lời” từ chị Ân.

TYM Chúc Canh Ngon vững bước.

Project nhỏ nhưng TYM đã học được rất nhiều điều mà lý thuyết, sách vở không thể thay thế được. Nhóm cũng rất vui vì đã giúp được một thương hiệu Việt Nam tiềm năng bước đầu con đường khẳng định mình. Rất mong bài viết phần nào giúp được bạn đọc có những góc nhìn thú vị và thực tế trong việc thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu. Và đừng quên, TYM đang chờ những lời góp ý thẳng thắn, chân tình từ bạn đọc để hoàn thiện mình hơn đấy nhé :D .!

source : tym.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét